Thị trường lao động Mỹ tháng 5: FED cảnh báo nổi lo thất nghiệp trước bối cảnh thuế quan thiếu nhất quán

Thị trường lao động Mỹ tháng 5: FED cảnh báo nổi lo thất nghiệp trước bối cảnh thuế quan thiếu nhất quán

Thị trường lao động Mỹ tháng 5: FED cảnh báo nổi lo thất nghiệp trước bối cảnh thuế quan thiếu nhất quán

Thị trường lao động Mỹ tháng 5: FED cảnh báo nổi lo thất nghiệp trước bối cảnh thuế quan thiếu nhất quán

Thị trường lao động Mỹ tháng 5: FED cảnh báo nổi lo thất nghiệp trước bối cảnh thuế quan thiếu nhất quán
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường lao động Mỹ tháng 5: FED cảnh báo nổi lo thất nghiệp trước bối cảnh thuế quan thiếu nhất quán

Thị trường lao động Mỹ – vốn là điểm tựa quan trọng của nền kinh tế – đang đối mặt với nguy cơ suy yếu do tác động từ chính sách thương mại mà Tổng thống Donald Trump triển khai. Trong biên bản cuộc họp chính sách tháng 5 vừa công bố, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo rằng các rủi ro đối với việc làm đang gia tăng, nhất là trong bối cảnh thuế quan được áp dụng thiếu nhất quán, gây ra làn sóng bất định trong môi trường kinh doanh.

việc làm
Số việc làm kinh tế Mỹ tạo ra từ tháng 1/2022 đến tháng 4/2025. Nguồn: Cục Thống kê Lao Động Mỹ.

 

Dù hiện tại, tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp 4,2% và nền kinh tế tạo thêm 177.000 việc làm trong tháng 4 – cao hơn mức dự báo – nhưng Fed nhấn mạnh rằng sự vững vàng này có thể không kéo dài nếu tình trạng sa thải bắt đầu lan rộng. Các doanh nghiệp được Fed khảo sát cho biết họ đang thận trọng hơn trong việc tuyển dụng, thậm chí tạm dừng kế hoạch mở rộng nhân sự vì lo ngại bất ổn kéo dài từ các cuộc chiến thương mại.

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ theo tháng. Nguồn: Investing
Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ theo tháng. Nguồn: Investing.com

 

Điều đáng chú ý là Fed đã nâng dự báo lạm phát nhưng lại hạ triển vọng tăng trưởng, cho thấy sự giằng co giữa áp lực giá cả và khả năng mở rộng nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc duy trì mức tiêu dùng ổn định – vốn chiếm tới 70% quy mô nền kinh tế Mỹ – phụ thuộc rất lớn vào thị trường lao động. Nếu người dân mất việc, cắt giảm chi tiêu, nền kinh tế có thể rơi vào vòng xoáy suy giảm.

Nguồn gốc của bất ổn đến từ chính các chính sách thuế quan mà ông Trump liên tục điều chỉnh. Từ đầu tháng 4, Mỹ công bố áp thuế cao với hàng hóa của hàng chục quốc gia, sau đó tạm hoãn đến ngày 9/7 để chờ các đối tác phản ứng. Một số nước như Anh, Trung Quốc, EU đã phát tín hiệu tích cực, thậm chí tiến tới đàm phán và ký thỏa thuận thương mại mới. Tuy vậy, quá trình này còn rất dài. Hơn 100 thỏa thuận vẫn chưa được hoàn tất. Quan hệ Mỹ–Trung lại tiếp tục căng thẳng khi Mỹ cấm các doanh nghiệp dùng chip AI của Huawei, trong khi Trung Quốc từ chối nhượng bộ về vấn đề fentanyl – chất gây nghiện mà Mỹ yêu cầu phải kiểm soát.

Tóm lại, tương lai thị trường việc làm Mỹ – và rộng hơn là cả nền kinh tế – đang bị đặt vào thế rủi ro cao. Các quyết định thương mại từ Nhà Trắng không chỉ ảnh hưởng tới đối tác quốc tế mà còn gây tác động ngược trở lại đối với chính người lao động và doanh nghiệp Mỹ.