Thị trường 29/03/2024 - Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân mua ròng mạnh và liên tục có khiến thị trường rủi ro hơn?

Thị trường 29/03/2024 - Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân mua ròng mạnh và liên tục có khiến thị trường rủi ro hơn?

Thị trường 29/03/2024 - Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân mua ròng mạnh và liên tục có khiến thị trường rủi ro hơn?

Thị trường 29/03/2024 - Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân mua ròng mạnh và liên tục có khiến thị trường rủi ro hơn?

Thị trường 29/03/2024 - Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân mua ròng mạnh và liên tục có khiến thị trường rủi ro hơn?
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường 29/03/2024 - Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân mua ròng mạnh và liên tục có khiến thị trường rủi ro hơn?

Thị trường mở cửa tiếp tục mở gap và tăng nhanh từ đầu phiên, sau đó hạ nhiệt về cuối phiên sáng đi kèm thanh khoản hạ nhiệt theo. Bước vào phiên chiều, thị trường đã cố gắng lấy lại ngưỡng 1290 điểm, nhưng đều không thành công do bảng điện tử phân hóa mạnh, trong khi các trụ cột ngoài TCB khởi sắc thì đều chững lại. Tuy vậy, khá nhiều bluechip sau đó đã nới đà đi lên, dù không mạnh nhưng cũng đủ giúp VN-Index chạm đến ngưỡng điểm trên trước khi bước vào phiên ATC và giữ được mốc điểm này khi đóng cửa. Dòng tiền cá nhân lại 1 lần nữa mua ròng mạnh giúp giữ nhịp cho thị trường chung, trong khi các khối còn lại đều bán ròng.

Về kỹ thuật, VN-index mở gap tăng điểm và hình thành nến hammer đi kèm thanh khoản giảm cho thấy quá trình đi lên của chỉ số còn gặp nhiều rung lắc. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn đóng vai trò nâng đỡ chính cho chỉ số, tạo hiệu ứng rút chân và bảo toàn được phần lớn thành quả tăng điểm ngay từ đầu phiên. Nhiều khả năng VN-Index tiếp tục vận động rung lắc giằng co trong vùng 1290 điểm và rủi ro đảo chiều xu hướng vẫn nên được lưu ý nếu chỉ số xuất hiện những phiên bulltrap mạnh hoặc tăng vượt đỉnh nhưng không đi kèm khối lượng giao dịch tăng tương xứng.

Quan chức Fed: Số liệu lạm phát 'đáng thất vọng', cần neo cao lãi suất lâu hơn dự kiến. Thống đốc Fed Christopher Waller, cho rằng Fed nên thu hẹp mức độ giảm hoặc trì hoãn việc hạ lãi suất để ứng phó với số liệu lạm phát đáng thất vọng. Việc giảm tổng số lần cắt giảm lãi suất hoặc đẩy lùi thời điểm hạ lãi suất trong tương lai là động thái phù hợp để ứng phó với dữ liệu gần đây. Bất chấp tình trạng lạm phát cao, đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ và thị trường lao động vẫn mạnh mẽ. Điều này cho thấy nền kinh tế nói chung vẫn ở trạng thái khá tốt. Theo ông Waller, sản lượng kinh tế và thị trường lao động tiếp tục vững mạnh, trong khi tiến độ giảm lạm phát đã chậm lại. Do đó, ông Waller cho rằng không nên vội vàng nới lỏng chính sách tiền tệ. Ông nhấn mạnh điều hợp lý là giữ lãi suất ở mức hiện tại lâu hơn so với dự kiến trước đây để giúp giữ lạm phát theo quỹ đạo bền vững quanh mức 2%.

Diễn biến lạm phát của Mỹ. Nguồn: CNBC

Theo số liệu từ VDSC, trong quý I/2024, tiền đồng đã mất giá khoảng 2,1% trên thị trường chính thức khi đồng USD neo ở mức cao. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND bình quân đang dần tiệm cận mức đỉnh cũ 24.867 đồng/USD vào tháng 11/2023. "Với kỳ vọng đồng USD vẫn có thể duy trì đà tăng trong thời gian tới, VDSC cho rằng biên độ mất giá của tiền đồng có thể nới rộng lên mức 3% trong nửa đầu năm 2024". Mức mất giá này phù hợp với kỳ vọng vào đầu năm, tuy nhiên quan điểm tiền đồng có thể tăng giá trở lại vào cuối năm cần được xem xét thận trọng hơn bởi lộ trình giảm lãi suất của Fed và kỳ vọng liên quan đến kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới đang tiếp tục ủng hộ cho xu hướng đồng USD mạnh. Các chuyên gia cho rằng nhìn lại trong quý đầu năm có khá nhiều yếu tố hỗ trợ cho sức mạnh của đồng USD. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là sự xoay chuyển kỳ vọng của thị trường đối với triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed trong năm 2024. Thứ hai là sự chuyển dịch trong chính sách của các NHTW khác đang tạo thêm động lực tăng giá cho đồng USD.

Diễn biến tỷ giá USD/VND

Bà Phạm Liên Hà, Giám đốc Nghiên cứu ngành dịch vụ tài chính HSC ước tính tăng trưởng lợi nhuận của 14 ngân hàng đầu ngành sẽ đạt mức 20 - 21% trong năm nay, vượt trội so với mức 5,5% trong năm 2023. Tuy nhiên, bà Hà cũng lưu ý về rủi ro về chất lượng tài sản của ngành. Theo đó, nợ xấu toàn hệ thống cuối năm 2023 vẫn còn ở mức khá cao, khoảng 4,8 - 4,9%. Mặc dù quá nửa số nợ xấu này nằm ở các ngân hàng đang trong diện kiểm soát đặc biệt, hay tái cơ cấu, nhưng tỷ lệ nợ xấu cao như vậy sẽ là điểm nghẽn của nền kinh tế nếu như không được xử lý. Lợi nhuận của ngành ngân hàng trong năm 2024 được chuyên gia nhận định sẽ tăng trưởng, song khó có thể kỳ vọng đột biến. Đồng thời, lợi nhuận ngân hàng sẽ phân hóa mạnh, với những ngân hàng thuộc Top đầu. Ngược lại, những ngân hàng nhỏ hơn, đòi hỏi tập trung khắc phục rủi ro nợ xấu. Bởi lợi nhuận ngân hàng hiện đóng góp chủ yếu từ lãi thuần. Nếu tín dụng năm nay cải thiện và tăng trưởng ở mức 15%, lợi nhuận mới khả thi, ngược lại sẽ còn khó khăn, trong khi đó sức mua còn yếu, tín dụng giảm.

Thị trường hiện tại chứng kiến giá trị mua ròng rất lớn từ khối NĐT cá nhân khi liên tục mua ròng hơn 16.300 trong 2 tháng qua, trong khi các khối còn lại điều bán ròng. Mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm là động lực chính khiến dòng tiền dịch chuyển mạnh sang kênh chứng khoán và đã giúp thị trường tăng lên đáng kể. Vậy dòng tiền NĐT cá nhân mua ròng mạnh và liên tục có khiến thị trường rủi ro hơn?. Dòng tiền của NĐT cá nhân có đặc điểm linh hoạt hơn so với tổ chức. Mặt khác các NĐT cá nhân quan tâm tới hoạt động đầu cơ lướt sóng nhiều hơn, trong khi tổ chức có nhiều mối quan tâm khác thiên về yếu tố cơ bản và cũng “chậm chạp” hơn. Tuy nhiên, tâm lý của NĐT cá nhân không ổn định và thiên nhiều về cảm xúc nên dễ khiến thị trường có những diễn biến “thái quá”, hơn nữa thị trường giai đoạn hiện tại liên tục có những thông tin tích cực về doanh nghiệp thì lập tức NĐT cá nhân mua vào rất mạnh cho thấy vẫn còn thiếu sự nghiên cứu và chủ yếu là đánh theo thông tin nhằm kiếm lợi nhuận thật nhanh. Trong khi đó các tổ chức, nhất là NĐT nước ngoài rút vốn ròng mạnh một phần do lo ngại về mặt bằng tỷ giá sẽ biến động, đồng thời triển vọng kinh tế vĩ mô của thế giới vẫn còn khó đoán, trong khi họ đã mua tích lũy rất nhiều trong giai đoạn cuối năm 2022 đầu năm 2023 khi thị trường tạo đáy. Việc thị trường tăng mạnh đi kèm thanh khoản gia tăng thời gian qua đóng góp chính chủ yếu đến NĐT cá nhân, song tâm lý của NĐT cá nhân thay đổi rất nhanh và mang tính đầu cơ cao còn NĐT tổ chức thì ngược lại mọi hoạt động giao dịch đều được phân tích và lên kế hoạch chi tiết. Nên thị trường giai đoạn này rủi ro sẽ nhiều hơn là cơ hội.

 

==================================================================================

Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!

Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH