Thị trường 27/03/2024 - Biên độ tăng giảm mạnh có thể khiến nhà đầu tư phải liên tục thay đổi góc nhìn

Thị trường 27/03/2024 - Biên độ tăng giảm mạnh có thể khiến nhà đầu tư phải liên tục thay đổi góc nhìn

Thị trường 27/03/2024 - Biên độ tăng giảm mạnh có thể khiến nhà đầu tư phải liên tục thay đổi góc nhìn

Thị trường 27/03/2024 - Biên độ tăng giảm mạnh có thể khiến nhà đầu tư phải liên tục thay đổi góc nhìn

Thị trường 27/03/2024 - Biên độ tăng giảm mạnh có thể khiến nhà đầu tư phải liên tục thay đổi góc nhìn
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường 27/03/2024 - Biên độ tăng giảm mạnh có thể khiến nhà đầu tư phải liên tục thay đổi góc nhìn

Thị trường mở cửa trong trạng thái giằng co ngay từ đầu phiên sau khi có phiên điều chỉnh trước đó. Tuy nhiên chỉ số VN-index đã có sự bật tăng điểm tích cực trở lại nhờ những nhóm ngành như bất động sản và cao su. Bước vào phiên chiều, lực cầu có phần chững lại nhưng đã dần khởi sắc hơn sau đó, dòng tiền cũng có sự lan tỏa tốt hơn trên toàn thị trường. Chỉ số VN-Index theo đó nhích dần lên trên 1280 điểm khi đóng cửa, dù quá trình đi lên cũng gặp đôi chút rung lắc. Dòng tiền của nhà đầu tư tiếp tục là động lực giúp giữ nhịp cho thị trường chung, trong khi các khối còn lại tiếp tục đà bán ròng.

Về kỹ thuật, VN-index bật tăng trở lại phủ nhận phiên điều chỉnh trước đó, tuy nhiên với thanh khoản thấp phần nào cho thấy xung lực tăng điểm khó mà bứt phá mạnh ngay được, thậm chí có thể có những rung lắc trong các phiên tới. Các chỉ báo kỹ thuật đã bớt nóng trong các phiên gần đây, và dần tạo thế cân bằng, tuy nhiên đối với riêng RSI rủi ro phân kỳ 3 đoạn vẫn còn hiện hữu. Bên cạnh đó, rủi ro đảo chiều xu hướng vẫn nên được lưu ý nếu chỉ số xuất hiện những phiên bulltrap mạnh hoặc tăng vượt đỉnh nhưng không đi kèm khối lượng giao dịch tăng tương xứng.

Các nhà hoạch định chính sách của FED trong tuần trước đã công bố 1 loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn mạnh hơn các dự báo trước đó. Các nhà phân tích cũng có chung sự lạc quan về triển vọng kinh tế Mỹ, khi các dấu hiệu của 1 cuộc suy thoái như tình trạng sa thải lao động hàng loạt và chi tiêu tiêu dùng thấp được cho là sẽ không sớm xuất hiện. Chủ tịch FED cho rằng, nền kinh tế và thị trường việc làm mạnh, trong khi lạm phát đang giảm. Lợi nhuận doanh nghiệp cao và thị trường chứng khoán liên tục phá kỷ lục và Mỹ có thể đang trong giai đoạn bùng nổ năng suất, điều sẽ thúc đẩy tăng trưởng mà không gây sức ép lạm phát. Ngay cả khi lãi suất được duy trì ở các mức cao nhất trong 2 thập kỷ, nền kinh tế tiếp tục cho thấy sức bật đáng kể. Các nhà kinh tế nhận định, kinh tế Mỹ có thể duy trì động lực trong những năm tới. Các quan chức FED dự kiến có 3 lần hạ lãi suất trong 2024 nhưng kỷ nguyên lãi suất siêu thấp đã qua

Doanh nghiệp cạn tài sản thế chấp để vay vốn, trong khi ngân hàng “thà dư vốn còn hơn quỳ lạy đòi nợ”, dẫn đến dòng chảy tín dụng chậm lại. Được biết, tăng trưởng tín dụng toàn Ngành tính đến ngày 18/3/2024 giảm 0,33% so với cuối năm 2023. Không giải ngân được, các lý do được viện dẫn như doanh nghiệp vay đủ tiêu chuẩn nhưng không có đầu ra, không có phương án sản xuất. Nguyên nhân chủ quan là cơ chế tài sản bảo đảm còn thiếu linh hoạt, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp hay vấn đề cho vay doanh nghiệp lỗ trong khi không có được sự bảo đảm nào từ cơ quan bảo vệ pháp luật nếu không thu được nợ. Trải nghiệm thực tiễn và có bài học “xương máu” khiến ngân hàng phải thận trọng trong giải ngân để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Tổng thư ký Hiệp hội NH nhận định: “Dòng vốn tín dụng ngân hàng chỉ là dòng vốn bổ sung, không phải dòng vốn chủ lực để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ”.

EVN được điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần. Theo quyết định mới, khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành, giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng. Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên, giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.   Nền kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với ngành điện, đầu vào hoàn toàn theo cơ chế thị trường, nhưng đầu ra thì Nhà nước phải kiểm soát. Theo kết quả kiểm toán của Deloitte, năm 2023, giá bán lẻ điện bình quân phải tăng 13-15%, thì EVN mới đủ bù đắp chi phí, nhưng Nhà nước chỉ cho phép tăng tổng cộng 7,5% và phải chia làm 2 lần để “giảm sốc”. Được biết, đến hết năm 2023, EVN lỗ lũy kế khoảng 17.000 tỷ đồng, giảm 9.000 tỷ đồng so với năm 2022. Nếu không tăng giá bán lẻ điện, thì không có nguồn tài chính để tái đầu tư, tiếp tục sản xuất, phân phối điện, bảo đảm yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân.

Áp lực đáo hạn trái phiếu từ nay đến hết năm vẫn rất lớn, nhất là các doanh nghiệp BĐS. Chính sách cho phép giãn, hoãn nợ trái phiếu và cho hoán đổi trái phiếu lấy BĐS hoặc sản phẩm khác, tiếp tục được nối dài sang năm 2024, giúp nhiều doanh nghiệp giảm bớt áp lực vào thời điểm đáo hạn. Dù vậy, tổng giá trị TPDN đáo hạn vẫn khá lớn khi uớc khoảng 200 nghìn tỷ đồng TPDN được đáo hạn trong năm 2024, tăng 4% so với năm trước và con số này đã trừ đi các khoản trái phiếu mua lại; trong đó nhóm BĐS và ngân hàng chiếm 58% và 8%. Áp lực đáo hạn sẽ rơi vào lần lượt quý 2 với 74 nghìn tỷ đồng và quý 3 với 52 nghìn tỷ đồng. Hiện tại, tổng giá trị TPDN chậm các nghĩa vụ thanh toán ước khoảng 193,6 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 19% dư nợ TPDN toàn thị trường. Trong đó, nhóm ngành BĐS tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả.

Giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn (Đơn vị: Nghìn tỷ đồng)

Thị trường trong giai đoạn hiện tại tiếp tục được giữ nhịp nhờ dòng tiền dồi dào của nhà đầu tư cá nhân trong nước. Tuy nhiên, diễn biến của chỉ số VN-index thì vẫn đang trong biên độ tích lũy ở vùng phía trên đỉnh cũ năm 2023 và liên tục xuất hiện các phiên biến động mạnh đi kèm với thanh khoản cao. Với biên độ tăng giảm mạnh như hiện tại có thể khiến cho tâm lý nhà đầu tư phải liên tục thay đổi góc nhìn về việc mua bán cổ phiếu cũng như lướt sóng ngắn trên thị trường. Theo quan điểm của em thì khi thị trường biến động lớn như vậy sẽ chưa phù hợp để gia tăng hoặc tham gia mới, góc nhìn ngắn hạn vẫn là thận trọng khi hầu hết nhà đầu tư đang say mê trong việc mua bán xoay vòng để tối đa hóa lợi nhuận thì chúng ta càng cần phải giữ vững tâm lý để tránh mua đuổi trong các nhịp tăng giảm hiện tại. Thị trường chỉ cần 1 phiên thì vẫn có thể phủ nhận toàn bộ quá trình tăng giảm này để khiến cho đám đông đang hồ hởi phải chịu “kẹp cổ phiếu” ở vùng giá cao. Dù sao đó cũng chỉ là diễn biến trong ngắn hạn và triển vọng tăng điểm của thị trường trong dài hạn vẫn còn rất nhiều dư địa, cơ hội cho nhà đầu tư đến sau cũng như góc nhìn dài hạn vẫn hiện hữu, chỉ cần quản trị tâm lý tốt và lên kế hoạch mua bán cụ thể thì biến động mạnh cũng sẽ không để trạng thái danh mục rơi vào rủi ro cao.

 

==================================================================================

Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!

Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH