Thị trường 26/07/2024 - Chờ đợi các nhịp bán tháo của thị trường hoặc tín hiệu rõ ràng cho việc tạo đáy đảo chiều?

Thị trường 26/07/2024 - Chờ đợi các nhịp bán tháo của thị trường hoặc tín hiệu rõ ràng cho việc tạo đáy đảo chiều?

Thị trường 26/07/2024 - Chờ đợi các nhịp bán tháo của thị trường hoặc tín hiệu rõ ràng cho việc tạo đáy đảo chiều?

Thị trường 26/07/2024 - Chờ đợi các nhịp bán tháo của thị trường hoặc tín hiệu rõ ràng cho việc tạo đáy đảo chiều?

Thị trường 26/07/2024 - Chờ đợi các nhịp bán tháo của thị trường hoặc tín hiệu rõ ràng cho việc tạo đáy đảo chiều?
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường 26/07/2024 - Chờ đợi các nhịp bán tháo của thị trường hoặc tín hiệu rõ ràng cho việc tạo đáy đảo chiều?

Thị trường mở cửa phiên hôm qua tiếp tục bị call margin vào đầu phiên và sau đó quay trở lại trạng thái giao dịch đầy ảm đảm, tâm lý nhà đầu tư đang thận trọng quan sát khi nào thị trường phát đi tín hiệu tạo đáy cũng như là vấn đề bán giải chấp xong. Bước vào phiên chiều, thị trường đã nỗ lực kéo một số bluechip trở lại và giúp VN-Index thu hẹp đà giảm, lấy lại ngưỡng 1230 điểm khi đóng cửa. Dù vậy, thanh khoản toàn thị trường lại suy giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng qua.

Về kỹ thuật, VN-Index kết phiên với nến xanh Doji nhờ sự xuất hiện của lực cầu nâng đỡ cuối phiên, chỉ số bám sát đường biên dưới dải Bollinger band và vận động quanh vùng 1230 điểm. Chỉ báo RSI sau khi tạo nhiều đáy nhỏ đang hướng lên trở lại nên xác suất cao VN-Index sẽ xây nền ngắn hạn tại khu vực 1230 điểm. Với diễn biến hiện tại, chỉ số khả năng sẽ tiếp tục biến động trong vùng 1220 - 1225 - 1240 điểm để tạo vùng cân bằng cũng như là tạo đáy cho chỉ số VN-index sau nhịp điều chỉnh vừa qua.

NHTW Nhật Bản (BOJ) có thể sẽ thảo luận về việc có nên tăng lãi suất trong cuộc họp vào tuần tới, đồng thời báo hiệu quyết tâm trong việc dần dần giảm bớt gói kích thích tiền tệ khổng lồ. Phần lớn các kinh tế Reuters khảo sát dự đoán BOJ sẽ không thay đổi lãi suất trong tháng này và có thể có động thái tăng lãi suất tiếp theo vào tháng 9 hoặc tháng 10. Lạm phát cơ bản đạt 2,6% trong tháng 6, vượt quá mục tiêu của BOJ trong hơn hai năm và lương cơ bản của người lao động đã tăng mạnh nhất trong ba thập kỷ vào tháng 5, đủ để những nhà hoạch định chính sách theo quan điểm diều hâu lập luận rằng các điều kiện hiện tại là phù hợp để tăng lãi suất. Tuy nhiên, mức tiêu dùng yếu gần đây và tâm lý hộ gia đình đã giúp các nhà hoạch định chính sách tạm hoãn lại và chờ đợi thêm dữ liệu để xem liệu việc cắt giảm thuế và tăng lương có thúc đẩy tiêu dùng như dự kiến hay không.

Diễn biến lạm phát cơ bản của Nhật Bản qua các tháng. Nguồn: Trading Economics

Các doanh nghiệp BĐS vừa trải qua một giai đoạn khó khăn chưa từng thấy, bắt đầu từ khủng hoảng nợ TPDN và lãi suất ngân hàng tăng vọt. Ngay cả một số nhà phát triển BĐS hàng đầu cũng lâm vào tình trạng “đóng băng” thanh khoản trong một thời gian dài. Hiệu quả kinh doanh suy giảm nặng nề khi lượng giao dịch và tỷ lệ hấp thụ sụt giảm liên tiếp gây ra hiệu ứng đối với thị giá cổ phiếu ngành này hơn 2 năm qua. Tuy vậy, điều này cũng đồng nghĩa với việc định giá của các cổ phiếu BĐS về vùng thấp trong lịch sử. Yếu tố này, cộng với những động lực từ việc ba sắc luật mới quan trọng (Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS) triển khai từ ngày 1/8/2024, sớm 5 tháng so với dự kiến trước đó và việc Chính phủ, bộ, ngành tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS, mặt bằng lãi suất duy trì ở vùng thấp, được kỳ vọng sẽ tạo đà tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu địa ốc trong thời gian tới. Thị trường BĐS đầu năm nay bắt đầu ấm lại và là thị trường duy nhất vẫn còn ở vùng đáy khi các thị trường khác đều tăng mạnh. Do đó, kỳ vọng chính sách sẽ giúp thị trường hoạt động ổn định, bền vững hơn và cổ phiếu BĐS sẽ được hưởng lợi.

Nửa đầu năm nay, kinh tế VN tăng trưởng vượt mục tiêu; ghi nhận số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng trưởng dương trở lại sau năm 2023 sụt giảm. Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể giảm. Kết quả khảo sát 30.000 doanh nghiệp vừa qua của Bộ KH và ĐT cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đều gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra, đặc biệt là thị trường đầu ra. Gần một nửa doanh nghiệp xây dựng được hỏi cho biết gặp khó khăn do không có hợp đồng xây dựng mới. Trong khi đó, các yếu tố đầu vào cho SXKD như giá nguyên, nhiên liệu; chi phí vốn cao. Mong muốn lớn nhất của các doanh nghiệp là giảm lãi suất cho vay với tỷ lệ doanh nghiệp kiến nghị là 47%, 29% doanh nghiệp kiến nghị cần tiếp tục cắt giảm điều kiện và thủ tục vay vốn. Doanh nghiệp cũng kiến nghị Nhà nước cần có các chính sách bình ổn giá nguyên, nhiên, vật liệu, giá dịch vụ đầu vào; điều chỉnh chính sách thuế, phí và các khoản nộp ngân sách…

Số doanh nghiệp gia nhập và rút khỏi thị trường 6 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2024.

Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm gia tăng khi tín dụng cải thiện mạnh trong tháng 6, BĐS được dự báo ấm lên trong nửa cuối năm nay. Các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động, chuẩn bị thanh khoản đáp ứng cầu tín dụng. Theo giới phân tích tài chính, tăng trưởng tín dụng hồi phục (đến cuối tháng 6/2024 tín dụng toàn nền kinh tế tăng trưởng 6%), khiến nhiều nhà băng phải tăng lãi suất huy động nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn. Bên cạnh đó, hoạt động can thiệp của NHNN thông qua các công cụ tín phiếu và bán ngoại tệ cũng ảnh hưởng tới thanh khoản VND của các ngân hàng. VDSC nhận định, lãi suất huy động tăng trở lại là một kịch bản phù hợp dựa trên biến động của kỳ vọng tỷ giá và chính sách lãi suất.

Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 12T theo nhóm ngân hàng. Nguồn: Wichart

Có lẽ NĐT vẫn đang chờ đợi các nhịp bán tháo của thị trường xảy ra hoặc tín hiệu rõ ràng cho việc tạo đáy đảo chiều hồi phục của thị trường chung. Tuy nhiên, chính sự trải nghiệm của các NĐT sẽ giúp các NĐT ứng phó với từng diễn biến xảy ra từ khó lường, bất định cho đến việc có thể dự báo được. Sự sáng suốt trong đầu tư luôn là điều mà các nhà đầu tư vẫn chú ý - những phản ứng mang tính cảm xúc vẫn mang đặc điểm tính cách con người nói chung nhưng để có kế hoạch đầu tư hiệu quả phần lớn trong quá trình đầu tư sẽ lại phải đi ngược với đặc điểm mang tính “con người này”. Để có thể tự tin đầu tư trong giai đoạn này, NĐT chú ý phân bổ tài sản vào hai nhóm cổ phiếu chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Đối với ngắn hạn, nên ưu tiên chọn cổ phiếu beta cao (biến động cao) là ngân hàng, chứng khoán hay BĐS. Quý III, VN-Index được nhận định tăng trưởng khả quan phù hợp cho đầu tư ngắn - trung hạn. Đến quý IV thị trường lại có có thể có nhịp điều chỉnh, là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy mua vào cổ phiếu tốt. NĐT ngắn hạn không phải ai cũng có thể lướt sóng khi kinh tế phục hồi, nên dành tỷ trọng cho cổ phiếu có hồi phục vượt trội. Với đầu tư dài hạn, NĐT phân bổ phần lớn tỷ trọng cho nhóm cổ phiếu có đà tăng trưởng ổn định. 

 

>> ĐĂNG KÝ THAM GIA TALKSHOW ONLINE TẠI ĐÂY <<


 

==================================================================================

Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!

Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH