Thị trường 23/12/2024 - “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể mang lại cơ hội lớn cho các cổ phiếu tăng trưởng và chu kỳ vốn hóa trung bình

Thị trường 23/12/2024 - “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể mang lại cơ hội lớn cho các cổ phiếu tăng trưởng và chu kỳ vốn hóa trung bình

Thị trường 23/12/2024 - “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể mang lại cơ hội lớn cho các cổ phiếu tăng trưởng và chu kỳ vốn hóa trung bình

Thị trường 23/12/2024 - “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể mang lại cơ hội lớn cho các cổ phiếu tăng trưởng và chu kỳ vốn hóa trung bình

Thị trường 23/12/2024 - “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể mang lại cơ hội lớn cho các cổ phiếu tăng trưởng và chu kỳ vốn hóa trung bình
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường 23/12/2024 - “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể mang lại cơ hội lớn cho các cổ phiếu tăng trưởng và chu kỳ vốn hóa trung bình

Thị trường tuần qua, dù chỉ số tiếp tục điều chỉnh nhưng xu hướng vận động ngắn hạn chưa thay đổi khi ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn quanh 1.250-1.260 tiếp tục đứng vững. Điểm nhấn là phiên giao dịch ngày 19/12 có biến động mạnh từ đầu phiên do thông tin FED giãn lộ trình cắt giảm lãi suất trong năm 2025-2026. Dữ liệu cho thấy, kinh tế của Mỹ vẫn đang tăng trưởng tốt, đẩy sự chú ý tới lạm phát lên cao khiến lợi suất TPCP dài hạn và sức mạnh đồng USD liên tục lập đỉnh mới. Áp lực tỷ giá trong nước gia tăng cộng hưởng với hiệu ứng ngày đáo hạn phái sinh khiến chỉ số sụt giảm hơn 10 điểm. Kết tuần, VN-Index có nhịp hồi phục và thu hẹp đà giảm xuống còn 5 điểm so với tuần trước.

Về kỹ thuật, VN-Index kết phiên cuối tuần với nến xanh tăng điểm nhẹ nhờ lực cầu bắt đáy gia tăng ổn định cùng sự lan tỏa phía dòng tiền, đánh dấu sự phục hồi sau phiên giảm điểm trước đó. Tuy nhiên, sự hồi phục đó vẫn chưa vượt qua mức đỉnh của phiên trước và lượng thanh khoản sụt giảm, cho thấy đây chỉ là tín hiệu phục hồi kỹ thuật khi chỉ số chạm vùng hỗ trợ quan trọng. Nếu dòng tiền và thanh khoản thể hiện được sự đồng thuận trong các phiên tiếp theo thì chỉ số chung mới có thể quay lại bám sát MA20 với động lực ổn định để tiến lên vùng 1.270-1.280 điểm.

Kinh tế Mỹ trong quý III/2024 tăng trưởng vượt kỳ vọng với GDP đạt 3,1%, nhờ sự gia tăng chi tiêu tiêu dùng, xuất khẩu, nhập khẩu và giảm đầu tư hàng tồn kho. Chi tiêu tiêu dùng, đóng góp hơn 66% vào hoạt động kinh tế, cũng tăng mạnh lên 3,7%, cao hơn dự báo trước đó. Tổng thu nhập quốc nội (GDI) tăng 2,1%, với mức trung bình giữa GDP và GDI được điều chỉnh tăng lên 2,6%. Sự phục hồi ổn định của nền kinh tế khiến Fed quyết định giảm tốc độ cắt giảm lãi suất, dự kiến chỉ thực hiện hai lần trong năm 2025. Đồng thời, thị trường lao động cho thấy tín hiệu tích cực khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh, phản ánh sự ổn định trong tuyển dụng. Những tín hiệu tích cực từ chi tiêu tiêu dùng, thị trường lao động và BĐS tiếp tục củng cố khả năng phục hồi của kinh tế Mỹ, bất chấp các thách thức lãi suất và lạm phát trong giai đoạn tới.

NHTW Nhật Bản (BOJ) vừa đánh giá lại hiệu quả các CSTT phi truyền thống trong kỷ nguyên lãi suất âm dưới thời cựu Thống đốc Haruhiko Kuroda. Báo cáo kết luận rằng các biện pháp kích thích không đạt kỳ vọng trong việc thay đổi tâm lý công chúng và thúc đẩy lạm phát, đồng thời cảnh báo về những hậu quả kéo dài như áp lực lên thị trường trái phiếu. Thống đốc hiện tại, Kazuo Ueda, đã chỉ đạo đánh giá này để phân tích sâu hơn lợi và hại của chính sách siêu nới lỏng. Mặc dù ông Kuroda coi các biện pháp của mình là phù hợp, việc không đạt mục tiêu lạm phát 2% vẫn là điểm thất vọng. Báo cáo cũng làm dấy lên tranh cãi về nền tảng lý thuyết đằng sau chính sách, với nhiều ý kiến cho rằng chính những sai lầm cơ bản này đã khiến mục tiêu thất bại. Động thái này đánh dấu nỗ lực của BOJ trong việc bình thường hóa CSTT sau 25 năm giảm phát và kinh tế đình trệ.

Diễn biến lạm phát và lãi suất điều hành của Nhật Bản. Nguồn: Trading Economics.

Giá vàng được dự đoán sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 2.600 USD/ounce, bất chấp những sóng gió từ thị trường tài chính và chính trị. Các chuyên gia nhận định rằng giá vàng sẽ chịu ảnh hưởng bởi CSTT của Fed, sự bất ổn địa chính trị, và nhu cầu từ các NHTW trong thời gian tới. Dù Fed đã giảm tốc độ cắt giảm LS, với dự kiến chỉ 2 lần trong năm 2025, LS vẫn ở mức thấp hơn dự báo trước đây. Điều này tạo áp lực giảm nhẹ lên giá vàng trong ngắn hạn, đặc biệt khi các kỳ nghỉ lễ làm giảm hoạt động giao dịch. Tuy nhiên, đây không phải là dấu chấm hết cho vàng! Một số chuyên gia dự đoán rằng, bước sang nửa cuối năm 2025, giá vàng có thể vượt mốc 3.000 USD/ounce.  Đồng thời, bất ổn địa chính trị, như nguy cơ chính phủ Mỹ đóng cửa hay những căng thẳng toàn cầu, đang củng cố vai trò của vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Các NHTW, đặc biệt ở các quốc gia mới nổi, cũng tiếp tục tích trữ vàng để giảm phụ thuộc vào USD, một động thái giống như sắm thêm ô cho “trời mưa bão.”

Diễn biến giá vàng thế giới. Nguồn: Trading Economics

Thị trường đang cho thấy tín hiệu phục hồi sau những phiên điều chỉnh mạnh gần đây. VN-Index hiện tạm đứng trên ngưỡng hỗ trợ 1.250 – 1.255 điểm và có khả năng hướng đến mốc 1.270 – 1.280 điểm trong tuần cuối tháng 12. Thông điệp từ FED về việc nới lỏng CSTT chậm lại cùng với diễn biến tăng mạnh của chỉ số DXY đang gây áp lực lên tỷ giá USD-VND. Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế và trong nước đều dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế VN năm 2025 khả quan, đạt khoảng 6,5 – 7,0%, mở ra cơ hội tích cực cho TTCK. Giai đoạn cuối năm tập trung vào tái cấu trúc danh mục của các quỹ đầu tư, trong khi dòng tiền giao dịch kỳ vọng tăng mạnh vào năm 2025 nhờ sự ổn định chính trị và cải thiện cơ cấu kinh tế. “Hiệu ứng tháng Giêng” có thể mang lại cơ hội lớn cho các cổ phiếu tăng trưởng và chu kỳ vốn hóa trung bình, đồng thời việc đầu tư tập trung và kỷ luật để tận dụng tối đa các cơ hội trong năm mới cũng rất quan trọng. Năm 2025 dự kiến mang đến triển vọng tăng trưởng tích cực cho nhiều ngành kinh tế nhờ vào động lực phục hồi kinh tế và các yếu tố hỗ trợ nội tại mạnh mẽ. Các ngành như ngân hàng, chứng khoán, BĐS KCN, thép, bán lẻ, dầu khí và cảng biển đều được kỳ vọng tiếp tục cải thiện lợi nhuận, dù vẫn đối mặt với một số áp lực từ chi phí huy động, tỷ giá và thị trường quốc tế. Các ngành phi tài chính dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 và tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong năm 2025 nhờ sự phục hồi của tiêu dùng, xuất khẩu, và các yếu tố nội tại mạnh mẽ. Định giá cổ phiếu hiện hấp dẫn, tạo cơ hội cho đầu tư trung và dài hạn, bất chấp rủi ro từ bối cảnh quốc tế. Nhìn chung, bối cảnh kinh tế VN năm 2025 hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư, với sự phục hồi ổn định trong tiêu dùng, xuất khẩu và dòng vốn FDI, cùng các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng ở cả ngắn hạn và dài hạn.

==================================================================================

Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!

Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH