Thị trường 22/07/2024 - Chuẩn bị cho một giai đoạn chu kỳ tiếp theo với sự phân hóa nhiều hơn

Thị trường 22/07/2024 - Chuẩn bị cho một giai đoạn chu kỳ tiếp theo với sự phân hóa nhiều hơn

Thị trường 22/07/2024 - Chuẩn bị cho một giai đoạn chu kỳ tiếp theo với sự phân hóa nhiều hơn

Thị trường 22/07/2024 - Chuẩn bị cho một giai đoạn chu kỳ tiếp theo với sự phân hóa nhiều hơn

Thị trường 22/07/2024 - Chuẩn bị cho một giai đoạn chu kỳ tiếp theo với sự phân hóa nhiều hơn
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường 22/07/2024 - Chuẩn bị cho một giai đoạn chu kỳ tiếp theo với sự phân hóa nhiều hơn

Thị trường tuần qua tiếp tục điều chỉnh khi áp lực bán mạnh xuất hiện ở nhóm vốn hóa trung bình và nhỏ, đặc biệt với các mã có kết quả kinh doanh quý II không như kỳ vọng và giá cổ phiếu đã tăng phản ánh cho kết quả đó. Khối lượng giao dịch tăng 11,61% so với tuần trước, thể hiện áp lực bán mạnh ở nhiều mã, cũng như gia tăng đột biến ở các mã ngân hàng. Khối ngoại duy trì trạng thái bán ròng với tổng giá trị hơn 720 tỷ đồng trong tuần. Diễn biến phiên cuối tuần chỉ số VN-index giảm gần 10 điểm khi chịu áp lực chốt lời bởi lượng cổ phiếu giá rẻ trong phiên 17/7 về tài khoản, đã đẩy chỉ số về mức thấp nhất trong 13 phiên giao dịch nhưng vẫn trong vùng giá khá an toàn 1260 -1265 điểm.

Về kỹ thuật,VN-Index kết phiên cuối tuần trước với nến đỏ giảm điểm thể hiện sự chần chừ và thận trọng của thị trường chung khi xu hướng chưa có tín hiệu xác nhận rõ ràng. Các chỉ báo RSI rơi trở lại vùng suy yếu, tuy nhiên việc động lượng giảm dần của thị trường cũng đồng thời cho thấy độ nóng của thị trường đã vơi bớt và nhiều khả năng chỉ số sẽ tiến vào giai đoạn tích lũy. Bên cạnh đó, tâm lý chung vẫn đang ở mức thận trọng cao trong mùa BCTC thì khả năng hồi phục ngay khó có thể diến ra nhanh chóng và thay vào đó là những phiên rung lắc tích lũy quanh khu vực 1260-1270 điểm trong các phiên tới.

Triển vọng giảm lãi suất của Fed sẽ là chủ đề nóng trong tuần tới, giữa bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đón nhận tín hiệu lạm phát hạ nhiệt, trong khi hoạt động kinh tế đang chững lại. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) không tính lương thực và năng lượng của tháng 6/2024-dự kiến được công bố ngày 26/7 sẽ tăng 0,1% trong tháng thứ hai liên tiếp. Nếu kỳ vọng này là đúng thì lạm phát lõi của Mỹ trong ba tháng từ tháng 3-6/2024 đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm 2024, và ở dưới ngưỡng mục tiêu 2% của Fed. Các chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 2/2024 đạt 1,9%, sau khi chỉ đạt 1,4% trong ba tháng đầu năm. Đây sẽ là hai quý liên tiếp kinh tế Mỹ ghi nhận hoạt động chậm nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Điều này, kết hợp với một thị trường việc làm và tăng trưởng tiền lương vừa phải, tạo cơ hội để các nhà hoạch định chính sách của Fed bắt đầu nới lỏng.

Chỉ số giá PCE cốt lõi của Mỹ. Nguồn: Trading Economics

Việc lãi suất cho vay giảm được kỳ vọng sẽ là cú hích cho thị trường BĐS hồi phục mạnh mẽ. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, thị trường BĐS dù ghi nhận tín hiệu hồi phục tích cực song chỉ tập trung tại phân khúc đánh vào nhu cầu ở thực. Báo cáo mới đây của Hội Môi giới BĐS VN (VARS) ghi nhận, trong quý II/2024 thị trường đã ghi nhận khoảng 14.400 giao dịch thành công, phần lớn là chung cư. Còn theo báo cáo thị trường BĐS quý II tại thị trường Hà Nội của Savills, trong nửa đầu năm 2024, lượng giao dịch căn hộ cũng chứng kiến đà phục hồi tích cực với hơn 10.000 căn, lượng giao dịch cao hơn nhiều so với cả năm 2023. Ngoài ra, thông tin 3 luật liên quan đến BĐS có hiệu lực vào ngày 1/8 cũng được cho là trợ lực giúp thị trường này phục hồi.

Ngân hàng Shinhan - đồng VND sẽ còn tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn. Tỷ giá USD/VND dự kiến sẽ tiếp tục chịu áp lực mất giá trong ngắn hạn do bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tiêu cực bên ngoài như xung đột Trung Đông, chênh lệch lãi suất với Mỹ gia tăng và nền kinh tế TQsuy thoái. Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành sản xuất và xuất khẩu cùng sự can thiệp của NHNN trong việc bán vàng và ngoại tệ dữ trự đã góp phẩn hạn chế tỷ giá USD/VND tăng cao. Nhìn tổng thể thì đồng VN sẽ mất giá nhẹ. VND dự kiến sẽ phục hồi sau khi Fed xoay trục chính sách tiền tệ và các yếu tố về chi tiêu đầu tư công và dòng vốn FDI tăng mạnh. Trung tâm Giải pháp và Giao dịch Ngân hàng Shinhan dự báo tỷ giá USD/VND bình quân năm 2024 ở mức 25.040 đồng.

Diễn biến tỷ giá USD/VND. Nguồn: Trading Economics

UBCKNN vừa công bố dự thảo quan trọng nhằm gỡ nút thắt “prefunding” cho nhà đầu tư nước ngoài, hướng tới nâng hạng thị trường. Sau thời gian lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật,UBCKNN đã hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về GDCK; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của CTCK và công bố thông tin trên TTCK. Trong thời gian vừa qua, Bộ tài chính, UBCKNN cùng các đơn vị có liên quan, đặc biệt là sự tham gia tích cực của các thành viên thị trường đã đặt ra rất nhiều giải pháp để khắc phục được tiêu chí của tổ chức xếp hạng FTSE để đưa từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Việc giải quyết trước mắt vấn đề prefunding, tiến tới sớm vận hành hệ thống giao dịch mới, triển khai lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh… sẽ là những điểm cộng tích cực trong đánh giá của MSCI, FTSE đối với VN thời gian tới.

Thị trường tuần qua ghi nhận sự điều chỉnh bởi các NĐT có lẽ vẫn lo sợ về mua chốt lời đang diễn ra, đi kèm với đó là sự phản ứng với những thông tin, tin đồn và hệ quả việc hành động theo những phán đoán có thể đúng hoặc sai sẽ dẫn đến những sai lầm trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Mặc dù thị trường vẫn còn những mối lo ngại là yếu tố tỷ giá và dự trữ ngoại hối vẫn đang khá căng khi mà chúng ta không tự quyết được. Tuy nhiên, nếu FED sớm hạ lãi suất, áp lực sẽ bớt đi rất nhiều, bên cạnh đó việc kiểm soát chặt vấn đề đầu cơ và nhập lậu vàng sẽ giúp USD chợ đen hạ nhiệt, giảm áp lực lên tỷ giá chính thức. Trong khi đó, bối cảnh vĩ mô VN có nhiều thuận lợi hơn. GDP của VN được dự báo sẽ tiếp tục phục hồi tích cực và có thể đạt 6,5 - 6,8%, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Lạm phát và lãi suất duy trì ở mức ổn định sẽ hỗ trợ và thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh của các DN trong nền kinh tế. TTCK sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi mặt bằng lãi suất ở mức thấp và định giá thị trường sẽ trở nên hấp dẫn hơn trong Q3 và 4 khi lợi nhuận các DN niêm yết tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, vận động trong ngắn hạn của thị trường thì không tránh khỏi những nhịp điều chỉnh ngắn hạn và tích lũy để lấy đà cho sóng tăng tiếp theo, vì vậy, NĐT hãy sẵn sàng tận dụng các nhịp điều chỉnh như hiện tại để chuẩn bị cho một giai đoạn chu kỳ tiếp theo với sự phân hóa nhiều hơn ở các nhóm ngành và các DN riêng lẻ. Cách để chúng ta không phải chọn sai cổ phiếu, sai thời điểm đó là nhận diện sớm chu kỳ ngành từ những chỉ báo sớm trong mùa BCTC đang diễn ra.

 

>> ĐĂNG KÝ THAM GIA TALKSHOW ONLINE TẠI ĐÂY <<


 

==================================================================================

Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!

Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH