Thị trường 21/11/2024 - Sẽ có những biến động khó lượng trong phiên đáo hạn phái sinh và trước áp lực của tỷ giá.

Thị trường 21/11/2024 - Sẽ có những biến động khó lượng trong phiên đáo hạn phái sinh và trước áp lực của tỷ giá.

Thị trường 21/11/2024 - Sẽ có những biến động khó lượng trong phiên đáo hạn phái sinh và trước áp lực của tỷ giá.

Thị trường 21/11/2024 - Sẽ có những biến động khó lượng trong phiên đáo hạn phái sinh và trước áp lực của tỷ giá.

Thị trường 21/11/2024 - Sẽ có những biến động khó lượng trong phiên đáo hạn phái sinh và trước áp lực của tỷ giá.
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường 21/11/2024 - Sẽ có những biến động khó lượng trong phiên đáo hạn phái sinh và trước áp lực của tỷ giá.

Thị trường phiên hôm qua sau ít phút đầu mở cửa tăng điểm, thị trường bất ngờ có nhịp giảm thủng mốc hỗ trợ tâm lý mạnh 1.200 điểm. Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy đã nhanh chóng xuất hiện và kéo VN-Index hồi phục và có thời điểm đã vọt gần 25 điểm từ mức đáy. Mặc dù vậy, thị trường chưa thể bùng nổ bởi dòng tiền mạnh vẫn chưa quay lại và giao dịch của khối ngoại tiếp tục bán ròng. Chỉ số VN-Index theo đó hạ nhiệt, lùi về gần 1.215 điểm khi đóng cửa.

Về kỹ thuật, VN-Index kết phiên tạo nến tương tự Spinning top cho thấy thị trường đang nỗ lực cân bằng, hồi phục sau khi điều chỉnh về khu vực 1.200 điểm. Chỉ báo động lượng bật tăng trở lại sau khi đi xuống vùng quá bán, đồng thời chỉ báo dòng tiền cải thiện nhẹ phần nào đem đến tín hiệu về quá trình cân bằng bắt đầu hình thành. Bên cạnh đó, với việc thanh khoản đã có sự gia tăng đáng kể và sự tham gia chủ động của lực cầu, kỳ vọng thị trường sẽ đi ngang tích lũy để củng cố lại động lực và dần cân bằng trở lại trước khi thật sự bước vào pha hồi phục mạnh mẽ hơn.

Các nhà hoạch định chính sách của NHTW châu Âu (ECB) phần lớn cho rằng cần phải cắt giảm lãi suất đủ lớn để đảm bảo không còn hạn chế tăng trưởng kinh tế. ECB đã thực hiện ba lần cắt giảm lãi suất trong năm nay và có khả năng tiếp tục hạ lãi suất vào tháng 12, hướng tới mức trung lập được ước tính nằm trong khoảng 0,2-0,8%. Tuy nhiên, một số nhà hoạch định chính sách cảnh báo rằng việc hạ lãi suất quá sâu có thể dẫn đến rủi ro lạm phát cao hoặc sự phân mảnh kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế trì trệ, Panetta nhấn mạnh vai trò của các chính sách rõ ràng, mang tính định hướng lâu dài, thay vì dựa vào các quyết định ngắn hạn, để tạo điều kiện cho sự phục hồi bền vững. Những yếu tố khác, bao gồm rủi ro từ chính sách thương mại toàn cầu sau bầu cử Mỹ, cũng được xem xét trong các quyết định của ECB.

Diễn biến lãi suất điều hành của ECB. Nguồn: Trading Economics

Quý III/2024 ghi nhận xu hướng thu hẹp biên lãi ròng (NIM) trong ngành ngân hàng, chủ yếu do chi phí vốn tăng nhanh hơn lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng như MBB, TCB, ACB và TPB đều báo cáo NIM giảm so với quý trước do lãi suất huy động tăng và cạnh tranh lãi suất cho vay gay gắt. Các nỗ lực của NHNN nhằm giảm lãi suất cho vay đã hỗ trợ nền kinh tế nhưng làm tăng áp lực lên lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời, các nguồn thu nhập ngoài lãi như bán chéo bảo hiểm và TPDN đều suy giảm. TTTD cải thiện trong năm 2024 nhưng vẫn thiên về các doanh nghiệp hơn là tiêu dùng, khiến NIM khó phục hồi trong ngắn hạn. Dự báo đến năm 2025, NIM ngành ngân hàng có khả năng đi ngang, với rủi ro từ việc lãi suất huy động tiếp tục tăng và tín dụng tiêu dùng còn yếu. Các ngân hàng sẽ đối mặt với thách thức lớn trong việc cải thiện hiệu quả sinh lời khi phải cân bằng giữa TTTD và chi phí vốn.

Lãi suất liên ngân hàng VND tăng cao, đặc biệt kỳ hạn qua đêm đạt 5,89%/năm – mức cao nhất kể từ tháng 4/2023, phản ánh thanh khoản hệ thống ngân hàng thắt chặt. Cùng với đó, lãi suất huy động từ thị trường dân cư cũng bắt đầu tăng, khi nhiều ngân hàng lớn như Agribank, TCB và MBB thông báo điều chỉnh lãi suất tiết kiệm sau giai đoạn ổn định. NHNN đã triển khai các biện pháp bơm thanh khoản qua kênh OMO, với tổng lượng lưu hành đạt gần 100.000 tỷ đồng, đồng thời giảm khối lượng tín phiếu lưu hành xuống còn 29.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, áp lực thanh khoản vẫn gia tăng do các yếu tố như phát hành tín phiếu, bán ngoại tệ để kiểm soát tỷ giá, và rút vốn của KBNN. Tỷ giá USD/VND tăng 4,3% từ đầu năm đã làm căng thẳng thêm tình hình.

Lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm. Nguồn: Wichart

Từ đầu năm 2024, khối ngoại bán ròng hơn 85.000 tỷ đồng trên sàn HoSE, con số kỷ lục từ khi TTCK Việt Nam vận hành. Điều này chủ yếu do áp lực từ tỷ giá khi VND mất giá so với USD, làm giảm hiệu suất đầu tư của các quỹ ngoại, và sự thiếu hụt hàng hóa mới chất lượng trên TTCK Việt Nam. Tỷ giá VND/USD chịu áp lực từ dự trữ ngoại hối giảm và dòng tiền USD chảy ra khỏi hệ thống ngân hàng. Các yếu tố như chính sách tăng trưởng của Donald Trump, dự kiến làm USD mạnh lên, và mức độ cắt giảm lãi suất của Fed bị hạn chế, đã tạo thêm khó khăn cho thị trường VN. Trong bối cảnh NHNN phải thực hiện các chính sách điều hành tiền tệ để kiềm hãm tỷ giá, việc này khiến thanh khoản trên thị trường suy yếu, cùng với việc rút ròng của khối ngoại đã khiến cho TTCK sụt giảm trong thời gian gần đây.

VN-index đang giằng co mạnh quanh vùng 1.200 điểm cho thấy đây là khu vực tranh chấp cung cầu quan trọng. Dòng tiền bắt đáy có tín hiệu cải thiện, giúp chỉ số phục hồi và duy trì trong kênh giá tăng từ đáy tháng 4/2024 đến nay. Phiên hồi phục hôm qua ghi nhận tổ hợp nến thể hiện sự giằng co tích cực, với bên mua duy trì sức ép mạnh hơn, xóa hết biên độ giảm của phiên trước đó. Thanh khoản đạt trên 16.000 tỷ đồng (không tính thỏa thuận), phản ánh lực cầu bắt đáy đang củng cố niềm tin vào khả năng tạo đáy quanh ngưỡng 1.200 điểm. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cung cầu vẫn tiếp tục, với các diễn biến dao động mạnh và tâm lý thị trường phân hóa. Đặc biệt là sẽ có những biến động khó lượng trong phiên đáo hạn phái sinh hôm nay, trong bối cảnh áp lực tỷ giá vẫn còn cao có thể gây áp lực lên NHNN trong điều hành CSTT và cả áp lực bán ròng của khối ngoại. Tâm lý nhà đầu tư có dấu hiệu cải thiện dù vẫn còn sự thận trọng, bởi mạch thông tin tiêu cực không thay đổi nhiều. Thị trường đang trong giai đoạn kiểm tra nguồn cung, và khả năng hình thành đáy rõ ràng sẽ phụ thuộc vào việc dòng tiền tiếp tục hỗ trợ hay bên bán cạn kiệt áp lực xả. Dù vậy, đây được đánh giá là thời điểm thích hợp để mua tích lũy cổ phiếu, nâng tỷ trọng cho nhịp tăng mới. Nhịp điều chỉnh hiện tại không quá nghiêm trọng so với các lần trước, và thị trường có tiềm năng vượt qua vùng này khi tâm lý "trơ" với các thông tin tiêu cực.

==================================================================================

Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!

Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH