Thị trường 19/02/2024 - Khó có tín hiệu nào có thể khiến thị trường phải điều chỉnh sâu

Thị trường 19/02/2024 - Khó có tín hiệu nào có thể khiến thị trường phải điều chỉnh sâu

Thị trường 19/02/2024 - Khó có tín hiệu nào có thể khiến thị trường phải điều chỉnh sâu

Thị trường 19/02/2024 - Khó có tín hiệu nào có thể khiến thị trường phải điều chỉnh sâu

Thị trường 19/02/2024 - Khó có tín hiệu nào có thể khiến thị trường phải điều chỉnh sâu
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường 19/02/2024 - Khó có tín hiệu nào có thể khiến thị trường phải điều chỉnh sâu

Thị trường tuần qua đã có 2 phiên giao dịch mở màn năm mới khá khởi sắc khi chỉ số VN-Index đã vượt mốc 1200 điểm. Thị trường đã giao dịch khá ổn định và thu hút dòng tiền tốt ngay sau kỳ nghỉ Tết cho thấy mức độ quan tâm và sự kỳ vọng còn rất lớn của nhà đầu tư với thị trường. Các dòng cổ phiếu liên tục thay đổi động lực giúp dòng tiền xoay vòng tốt và lan tỏa ở nhiều nhóm ngành khác nhau. Năm 2024 là năm được đánh giá với nhiều hy vọng về sự đổi mới, tín hiệu khởi sắc hơn cả về những lĩnh vực chế biến chế tạo, xuất nhập khẩu, đầu tư FDI vào Việt Nam cũng như những hoạt động thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng hạng thị trường chứng khoán.

Về kỹ thuật, VN-index kết phiên cuối tuần qua với cây nến xanh ngay tại khu vực kháng cự 1200 - 1210 điểm với thanh khoản gia tăng cho tín hiệu tích cực. Hai chỉ báo RSI và MACD vẫn đang hướng lên và chưa có dấu hiệu tạo đỉnh thứ hai, cho thấy xác suất VN-Index điều chỉnh bất ngờ với biên độ rộng vẫn còn thấp. Tuy nhiên, hai chỉ báo này cũng đã ở vùng cao cho thấy tín hiệu của thị trường chung đang ở vùng quá mua. Với diễn biến hiện tại, khả năng chỉ số sẽ diễn biến rung lắc mạnh hơn tại đây để tìm điểm cân bằng trước khi bước vào sóng tăng tiếp theo.

Tăng trưởng GDP trong quý IV/2023 của Nhật Bản đã giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, sau khi giảm 3,3% trong quý III. Con số này thấp hơn nhiều so với ước tính trung bình về mức tăng trưởng 1,4% trong cuộc khảo sát của Reuters giữa các nhà kinh tế. Điều này cũng cho thấy nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái kỹ thuật, khi GDP tăng trưởng âm hai quý liên tiếp. Nhiều người trên thị trường đang mong đợi BOJ sẽ rời bỏ chế độ lãi suất âm tại cuộc họp chính sách tháng 4, sau khi các cuộc đàm phán lương mùa xuân hàng năm xác nhận xu hướng tăng lương đáng kể. Tuy nhiên, báo cáo tăng trưởng kinh tế yếu hơn dự kiến cho thấy lạm phát cao đang gây tổn hại cho tiêu dùng trong nước bất chấp triển vọng tiền lương cao hơn, do đó điều này có lẽ củng cố CSTT nới lỏng lâu hơn nữa.

Tăng trưởng GDP của Nhật Bản hàng năm. Nguồn: Trading Economics

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng với tốc độ yếu hơn đáng kể trong năm nay, trong khi sản lượng tăng vọt từ châu Mỹ sẽ giúp thúc đẩy nguồn cung bất chấp việc hạn chế sản lượng từ OPEC+. Trong đó, nhu cầu sẽ tập trung ở Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ, ba nền kinh tế lớn này được dự đoán sẽ chiếm gần 80% tăng trưởng toàn cầu trong năm nay, đồng nghĩa với việc xu hướng trong năm 2018-2019 đang quay trở lại khi gần 90% mức tăng trưởng của thế giới nằm ở những nền kinh tế này. Bất chấp việc gia hạn cắt giảm sản lượng của OPEC+, IEA dự đoán tồn kho sẽ tăng nhẹ trong quý I/2024, điều này có thể giúp kiềm chế sự biến động của thị trường do rủi ro địa chính trị tăng cao và tồn kho dầu toàn cầu nói chung ở mức thấp.

Diễn biến giá dầu brent thế giới. Nguồn: Investing.com

Theo thống kế của Wigroup, nguồn tiền mặt của các doanh nghiệp BĐS sụt giảm liên tục trong 6 quý sau khi đạt mức cao nhất vào quý 2/2022. Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp vẫn khó khăn thì dòng tiền của doanh nghiệp sẽ rất thiếu hụt. Mức dự trữ tiền mặt ngày càng sụt giảm cho thấy những quý sắp tới của các doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, đặc biệt là với những khoản trái phiếu đáo hạn trong năm 2024. Theo VBMA, trong năm 2024 ước tính sẽ có hơn 120 nghìn tỷ đồng trái phiếu lĩnh vực BĐS đáo hạn.

Doanh thu bán lẻ dịch vụ du lịch duy trì tích cực nhờ lượng khách quốc tế tăng mạnh.  Trong tháng 1, doanh thu bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tăng 1,6% MoM và 8,1% YoY nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng trước dịp Tết Nguyên đán. Nếu loại trừ yếu tố giá, doanh thu bán lẻ hàng hóa & dịch vụ tăng 5,8% YoY so với mức tăng 9,1% YoY vào tháng 1/2023. doanh thu bán lẻ dịch vụ lưu trú & ăn uống và doanh số bán lẻ du lịch tiếp tục tăng lần lượt 10,2% YoY và 18,5% YoY, chủ yếu nhờ lượng khách quốc tế tăng trưởng mạnh. Kỳ vọng trong tháng 2, nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán của khách nội địa và quốc tế có thể thúc đẩy doanh thu bán lẻ, đặc biệt là doanh thu bán lẻ dịch vụ lưu trú & ăn uống và doanh số bán lẻ du lịch. Ngoài ra, theo ghi nhận tại một số doanh nghiệp, lượng khách hàng cận Tết tăng mạnh, chủ yếu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống.

Thị trường tiếp tục đà tăng sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, dòng tiền nhà đầu tư cũng đã quay trở lại sớm và giúp chỉ số bứt phá khởi ngưỡng tâm lý 1200 điểm. Thị trường cũng trở nên tích cực hơn khi có sự luân phiên tăng điểm của các nhóm ngành giúp giữ nhịp cho thị trường sau sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng. Vĩ mô trong nước cũng đang dần tích cực hơn hỗ trợ cho tâm lý nhà đầu tư như  là số liệu về PMI, xuất nhập khẩu, FDI trong tháng 1, cũng như bức tranh kết quả kinh doanh quý IV/2023 của các doanh nghiệp niêm yết đã có sự phục hồi rõ rệt. Điều này có thể giúp cho định giá của thị trường trở nên hấp dẫn hơn. Do đó, việc thị trường tiếp tục xu hướng tăng điểm là không thể tránh khỏi, mặc dù trong quá trình đi lên sẽ còn gặp nhiều áp lực song với tình hình hiện tại sẽ khó có tín hiệu nào có thể khiến thị trường phải điều chỉnh sâu. Anh chị có thể yên tâm nắm giữ cổ phiếu vẫn còn nhiều dư địa tăng giá và tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở các nhịp rung lắc có thể diễn ra.

Một số cổ phiếu có tín hiệu dòng tiền tích cực mà anh chị có thể quan tâm như MSB, GVR hay PVT.
 

==================================================================================

Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!

Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH