Thị trường 12/11/2024 - Theo dõi quá trình vận động của chỉ số tại vùng hỗ trợ để cân nhắc điểm mua? Đăng ngày: 12-11-2024 Lượt xem: 108
Thị trường phiên hôm qua sau ít phút mở cửa le lói sắc xanh nhạt, nhóm bluechip đã gia tăng sức ép, đặc biệt tại các cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán và khiến VN-Index quay đầu điều chỉnh và có thời điểm lùi về sát mốc 1.240 điểm, trước khi bật hồi, thu hẹp đà giảm trong nửa sau của phiên lên 1.250 điểm khi đóng cửa. Thanh khoản là điểm nhấn khi chạm mức cao nhất trong hơn 1 tháng, đạt gần 20.000 tỷ đồng trên sàn HOSE.
Về kỹ thuật, VN-Index kết phiên với nến Hammer nhờ lực cầu tích cực ở phiên chiều cùng sự lan tỏa của dòng tiền ở vùng hỗ trợ 1.244 điểm. Chỉ báo RSI đang hướng xuống và MACD tiếp tục vận động ở vùng thấp thể hiện áp lực bán vẫn đang là điểm trừ của chỉ số. Với diễn biến hiện tại, khả năng cao chỉ số sẽ cần thêm thời gian sideway để cân bằng lại tại vùng hỗ trợ 1.244 - 1250 điểm trước khi bước vào nhịp tăng dài hơi hơn.
ECB đã cắt giảm lãi suất ba lần trong năm nay, và có thể sẽ thực hiện lần cắt giảm thứ tư vào tháng 12/2024, tùy thuộc vào dữ liệu kinh tế sắp tới. Theo nhà hoạch định chính sách ECB Robert Holzmann, quyết định sẽ được đưa ra dựa trên dữ liệu mới nhất vào tháng 12. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cho biết lạm phát tại Eurozone đang tiến gần mục tiêu 2%, nhưng cuộc chiến chống lạm phát vẫn tiếp diễn. Bà dự báo lạm phát có thể tăng trong thời gian tới do các yếu tố cơ sở. Trong khi đó, thành viên Hội đồng điều hành ECB Isabel Schnabel ủng hộ cách tiếp cận cắt giảm lãi suất dần dần, và Chủ tịch Bundesbank Joachim Nagel khuyên ECB nên thận trọng trong các bước tiếp theo.
Diễn biến lãi suất điều hành của ECB. Nguồn: Trading Economics
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong năm nay có khả năng đạt kỷ lục, khi giá trị chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu có thể chạm mốc 1.000 tỷ USD. Đã có sự gia tăng gần 16% trong 10 tháng đầu năm, với mức thặng dư thương mại hàng hóa lên tới 785 tỷ USD. TQ hiện dựa nhiều vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu, nhưng điều này gây mất cân bằng và nhận sự phản đối từ nhiều quốc gia, kể cả Mỹ - nơi chính quyền ông Trump có thể tăng thuế quan. Nhiều nước từ Nam Mỹ đến châu Âu cũng đã tăng rào cản thuế với hàng TQ. Đặc biệt, thặng dư với Mỹ tăng 4,4% từ đầu năm, với EU tăng 9,6%, và với ASEAN tăng gần 36%. Cuộc cạnh tranh tiền tệ có thể diễn ra, khi NHTW Ấn Độ sẵn sàng để đồng rupee suy yếu nếu đồng nhân dân tệ giảm giá nhằm cạnh tranh xuất khẩu.
Thặng dư thương mại hàng hóa đã đạt 785 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm
Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thống đốc NHNN báo cáo về tình hình giải ngân của các gói tín dụng. Đến nay, gói 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội chỉ giải ngân được 1.783 tỷ đồng, với 83 dự án đủ điều kiện, nhưng chỉ 15 dự án ký hợp đồng vay. Phần lớn các dự án còn lại không có nhu cầu hoặc đang chờ thẩm định. Đối với người mua nhà, chỉ khoảng 150 tỷ đồng đã được giải ngân cho 12 dự án. Chương trình hỗ trợ lãi suất trị giá 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022 cũng đạt tỷ lệ giải ngân thấp, chỉ chiếm 3,05% tổng quy mô. NHNN đang đề xuất cải cách thủ tục để đẩy nhanh tiến độ và tiếp tục hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại do bão số 3, bao gồm giữ nguyên nhóm nợ và cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Từ đầu tháng 10/2024, tỷ giá VND/USD đã tăng mạnh do ảnh hưởng của sự gia tăng Chỉ số DXY và khả năng USD tiếp tục mạnh lên sau khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống. Sự tăng giá của USD gây áp lực lên chính sách tỷ giá của VN, khiến NHNN gặp khó khăn trong việc điều hành lãi suất và kiềm chế đà tăng của tỷ giá VND/USD. Tỷ giá tăng cũng tác động xấu đến nhập khẩu, lạm phát, và tạo áp lực lên cầu tín dụng trong nước, gây khó khăn cho nỗ lực phục hồi kinh tế. Để giảm áp lực lên CSTT, NHNN đang kêu gọi sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa, bao gồm việc cải cách thủ tục hành chính và tăng giải ngân vốn đầu tư công, trong khi Quốc hội đang xem xét các dự luật mới nhằm khơi thông kênh vốn đầu tư, giúp giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Diễn biến tỷ giá USD/VND. Nguồn: Trading Economics
VN-Index đã có tín hiệu hồi phục khi giảm về vùng hỗ trợ mạnh 1.240 - 1244 điểm, nhưng tâm lý thận trọng vẫn chi phối các giao dịch ngắn hạn và áp lực điều chỉnh rung lắc vẫn hiện diện. Thanh khoản thấp cho thấy sự chậm lại ở cả cung và cầu, trong bối cảnh NĐT vẫn đánh giá tác động của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ sắp tới của ông Donald Trump đối với thị trường VN và chờ thêm thông tin hỗ trợ. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng với tổng cộng 3.500 tỷ đồng, chủ yếu do ảnh hưởng của tỷ giá tăng. Dòng tiền chưa xác nhận sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, gây ra các rung lắc tại VN30 và thử thách sự kiên nhẫn của NĐT. Về kỹ thuật, xu hướng rung lắc ngắn hạn vẫn tiếp diễn, nhưng vùng hỗ trợ 1.240 - 1.244 điểm có vai trò quan trọng. Kịch bản tích cực là VN-Index tích lũy quanh vùng này và có thể hướng đến các ngưỡng cản 1.270 - 1.280 điểm nếu lực cầu quay trở lại đủ mạnh. Nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có khả năng thu hút dòng tiền tốt hơn, tạo cơ hội đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, để thị trường hồi phục mạnh mẽ và bền vững, cần có sự dẫn dắt của nhóm vốn hóa lớn. Với các vị thế ngắn hạn, NĐT nên theo dõi quá trình vận động của chỉ số tại vùng hỗ trợ để cân nhắc điểm mua thăm dò. Trong khi đó, các vị thế trung và dài hạn có thể tận dụng đợt điều chỉnh này để tích lũy cổ phiếu ở mức giá hấp dẫn.
==================================================================================
Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!
Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:
Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản
Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư
CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH