Thị trường 11/04/2024 - Khi thị trường đã tăng nóng thì các nhịp điều chỉnh từ 20-30% mức tăng trước đó là sẽ xuất hiện?

Thị trường 11/04/2024 - Khi thị trường đã tăng nóng thì các nhịp điều chỉnh từ 20-30% mức tăng trước đó là sẽ xuất hiện?

Thị trường 11/04/2024 - Khi thị trường đã tăng nóng thì các nhịp điều chỉnh từ 20-30% mức tăng trước đó là sẽ xuất hiện?

Thị trường 11/04/2024 - Khi thị trường đã tăng nóng thì các nhịp điều chỉnh từ 20-30% mức tăng trước đó là sẽ xuất hiện?

Thị trường 11/04/2024 - Khi thị trường đã tăng nóng thì các nhịp điều chỉnh từ 20-30% mức tăng trước đó là sẽ xuất hiện?
Banner Quảng cáo uCustom

Thị trường 11/04/2024 - Khi thị trường đã tăng nóng thì các nhịp điều chỉnh từ 20-30% mức tăng trước đó là sẽ xuất hiện?

Thị trường mở cửa tiếp đà tăng khi chỉ số VN-Index tìm cách lấy lại ngưỡng 1270 điểm từ sớm, nhưng động lực không đủ với thanh khoản thấp khiến chỉ số đảo chiều về gần tham chiếu, sau đó giằng co nhẹ trước khi lùi về sắc đỏ, dù chỉ là giảm nhẹ khi đóng cửa. Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân tiếp tục mua ròng mạnh hơn 1490 tỷ đồng giúp giữ nhịp cho thị trường, trong khi các khối còn lại đều bán ròng. Nhiều chuyên gia, công ty chứng khoán đều có chung đánh giá về xu hướng không tích cực của thị trường trong tháng 4. Thậm chí, VN-Index được dự báo có thể lùi về mức 1200 điểm khi nhà đầu tư thận trọng chờ đợi KQKD quý I.

Về kỹ thuật, VN-Index giảm điểm với mẫu nến dạng marubozu với giá đóng cửa thấp nhất ngày, ghi nhận điều chỉnh trở lại khi tiệm cận vùng giá trị bình quân 20 phiên. Mặc dù giảm điểm nhưng việc thanh khoản tiếp tục suy giảm cũng cho thấy chỉ số đang dần dần hình thành vùng cân bằng mới. Dải Bollinger band có xu hướng bó hẹp cho thấy thị trường vẫn sẽ giao dịch với biên độ hẹp. Với diễn biến hiện tại, chỉ số chưa thể quay lại đà tăng mà có thể biến động tăng giảm tạo vùng cân bằng mới quanh vùng 1230 - 1250 điểm trong thời gian tới.

CEO JPMorgan: Lãi suất có thể vọt lên trên 8% trong vài năm tới. Trong bức thư thường niên gửi cổ đông JPMorgan ngày 8/4, CEO JPMorgan viết: “Chi tiêu tài khoá khổng lồ, hàng nghìn tỷ USD cần thiết mỗi năm cho nền kinh tế xanh, căng thẳng địa chính trị và quá trình tái cấu trúc hoạt động thương mại toàn cầu - tất cả đều có thể làm áp lực lạm phát phình to”. Ông thừa nhận rằng, nền kinh tế Mỹ vẫn kiên cường bất chấp thái độ hoài nghi của nhiều nhà dự báo, bao gồm cả ông. Tuy nhiên, bối cảnh toàn cầu bất ổn, bao gồm các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông, có thể gây khó khăn cho tăng trưởng GDP và cản trở quá trình mở rộng của nền kinh tế. Tỏ ra thận trọng 1 lần nữa, ông đang đặt câu hỏi về tâm lý lạc quan trên thị trường tài chính. Nhiều nhà đầu tư và chuyên gia kỳ vọng FED sẽ thành công hạ cánh mềm nền kinh tế, giúp Mỹ tránh được suy thoái bất chấp lãi suất tăng mạnh trong những năm gần đây. Kết quả đó ít có khả năng xảy ra. “Thị trường dường như tin tưởng đến 70-80% FED sẽ hạ cánh mềm nền kinh tế Mỹ. Tôi tin xác suất thấp hơn thế rất nhiều”… Ông cảnh báo rằng, chính phủ liên bang đang vượt quá giới hạn khi cố gắng bổ sung các yêu cầu về vốn mới đối với hệ thống NH. Đồng thời, các NH có thể sẽ xuất hiện nhiều bất ổn hơn nếu lãi suất tăng cao hơn. “Nếu lãi suất quỹ liên bang lên hơn 6%, hệ thống NH và các công ty có đòn bẩy tài chính cao sẽ chịu nhiều căng thẳng hơn”.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp CP thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến CP với địa phương. Trong đó, CP yêu cầu NHNN bám sát diễn biến kinh tế thế giới, trong nước để điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; kiên định, nhất quán định hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các TCTD. CP yêu cầu thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ, giải pháp bình ổn thị trường vàng, xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế theo chỉ đạo của CP, Thủ tướng; khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế NĐ số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động thị trường vàng để phát triển thị trường vàng ổn định, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả, bền vững, không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế.

Diễn biến giá vàng SJC trong nước. Nguồn: Báo Lao Động

Doanh nghiệp kiến nghị được giảm thuế VAT 2% hết năm 2024. Tại NQ số 44/NQ-CP, CP giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương kịp thời xem xét, ban hành các chính sách giảm thuế, phí, lệ phí như đã thực hiện trong 2023 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động SXKD. Trong đó, xem xét ban hành quy định gia hạn thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất,.. báo cáo CP trước 30/4. Việc xem xét gia hạn giảm 2% VAT là nội dung được người dân, DN quan tâm và là kiến nghị mà chuyên gia đưa ra. Năm 2024, những khó khăn vẫn chưa giảm bớt, không chỉ với DN nhỏ và vừa mà cả với DN có quy mô lớn. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục kéo dài chính sách giảm thuế VAT 2% đến hết 2024 để hỗ trợ người dân và DN vượt qua khó khăn, tạo động lực cho phát triển,... . Đây là chính sách quan trọng và hiệu quả cao không chỉ hỗ trợ người tiêu dùng qua giảm thuế mà còn giúp SXKD sôi động.

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024. Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025. Hiệp hội này dự kiến Ấn Độ sẽ đóng vai trò chính trong tăng trưởng nhu cầu khi nhu cầu từ TQ tiếp tục giảm. Sau hai năm sụt giảm và biến động thị trường nghiêm trọng sau đại dịch, có nhiều dấu hiệu cho thấy nhu cầu thép toàn cầu sẽ tăng ổn định trong năm 2024 và 2025. Theo Hiệp hội, việc sử dụng thép tại TQ, quốc gia sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu thế giới, đã giảm 3,3% trong năm 2023 và dự kiến sẽ ổn định trong năm 2024 trong bối cảnh đầu tư vào BĐS giảm được bù đắp nhờ mức tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sản xuất. Hiệp hội này dự báo nhu cầu thép của TQ sẽ giảm khoảng 1% vào năm 2025, vẫn thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh trong năm 2020. Tuy nhiên, kể từ năm 2021, Ấn Độ đã nổi lên như là động lực mạnh mẽ nhất cho tăng trưởng nhu cầu thép. Theo Hiệp hội, nhu cầu thép của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2024 và 2025. Nhu cầu thép tại châu Âu, nơi đang đối mặt với lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt, dự kiến sẽ tăng nhẹ trong năm 2024, trước khi dự kiến tăng 5,3% vào năm 2025. Trong khi đó, theo Hiệp hội, hoạt động đầu tư mạnh mẽ sẽ đưa nhu cầu của Mỹ trở lại mức tăng trưởng trong năm nay sau sự sụt giảm do thị trường nhà ở chậm lại trong năm 2023. Còn theo VSA, dự báo trước đó về sản lượng tiêu thụ thép trong năm 2024 dự kiến tăng 6,4% lên gần 21,6 triệu tấn. Trong đó, xuất khẩu thép thành phẩm và bán thành phẩm tăng 12% lên gần 13 triệu tấn. Mục tiêu này được đưa ra dựa trên kỳ vọng GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay.

Mặc dù đã trải qua 1 quý trong năm 2024 với bối cảnh vĩ mô có nhiều số liệu tích cực, tuy nhiên VN-Index cũng đã tăng được 13,6%, mức tăng hơn mức tăng của cả năm 2023, thanh khoản của thị trường đã tăng đột biến, giá trị giao dịch trung bình trong một phiên trong quý I/2024 tăng khoảng 39% so với quý IV/2024 và tăng gấp hơn hai lần so với cùng kỳ. Điều đó cho thấy là TTCK của Việt Nam đang thu hút một lượng tiền khá tốt. Do đó, khi thị trường đã tăng nóng thì việc xảy ra các nhịp điều chỉnh từ 20-30% mức tăng trước đó là điều bình thường của 1 sóng tăng dài hạn. Những thông tin tiêu cực thường có xuất hiện ở các nhịp điều chỉnh và khiến cho tâm lý nhà đầu tư lo lắng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần nhìn xa hơn về bức tranh nền kinh tế sắp tới, với mức lãi suất neo giữ ở mức thấp sẽ tiếp tục kích thích dòng tiền tham gia thị trường hay câu chuyện về nâng hạng thị trường sắp tới. Mặc dù trong ngắn hạn thị trường có thể sẽ tiếp tục tích lũy ở trong khu vực 1230 điểm cho đến 1270 điểm để chúng ta chờ đợi thêm các tín hiệu tích cực hơn về vĩ mô, chờ đợi thêm số liệu báo cáo tài chính, KQKD của các doanh nghiệp trong quý I/2024. Sau đó, em cho là thị trường sẽ có mức tăng trưởng tốt hơn trong các quý còn lại.

 

==================================================================================

Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!

Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản

Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư

CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH