Thị trường 08/08/2024 - Cơ hội trong những lúc thị trường chiết khấu sâu như vậy là không nhiều Đăng ngày: 08-08-2024 Lượt xem: 190
Thị trường mở cửa bật tăng từ sớm với điểm tựa từ nhóm cổ phiếu họ Vingroup sau khi có thông tin VHM mua lại cổ phiếu quỹ số lượng lớn, điều này đã giúp chỉ số VN-Index bật tăng và tiến lên gần 1220 điểm . Tuy nhiên, áp lực bán lại gia tăng ở những nơi khác trên bảng điện tử khiến chỉ số yếu đà, thậm chí đã lùi về dưới tham chiếu trước khi nhọc nhằn hồi phục trở lại ngưỡng 1215 điểm khi đóng cửa. Sự thận trọng của cả bên bán và bên mua khiến thanh khoản thị trường sụt giảm, xuống mức thấp nhất trong tháng 8.
Về kỹ thuật,VN-Index kết phiên hình thành nến Hammer nhờ lực cầu tương đối tốt ở phiên chiều, thanh khoản vẫn duy trì ở mức thấp cho thấy dòng tiền vẫn đang dè chừng. Tuy nhiên chỉ số đang lấy lại vùng hỗ trợ tâm lý mạnh quanh 1200 điểm, cũng như giá trung bình 1 năm hiện nay. Chỉ báo RSI gần vùng trung tính, cho thấy sự cân bằng giữa mua và bán. Cho đến thời điểm hiện tại, thị trường mới chỉ dừng ở phiên hồi phục thứ hai và chưa hoàn toàn xác lập đáy. Với diễn biến hiện tại, chỉ số khả năng sẽ tiếp tục rung lắc trước khi hồi phục tiến đến vùng 1230 - 1240 điểm trong các phiên tới.
Chính sách tiền tệ thắt chặt của BOJ vào tuần trước đã gây ra làn sóng chỉ trích sau khi dường như đã góp phần gây ra sự sụt giảm lịch sử của cổ phiếu Nhật Bản và góp phần gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường toàn cầu, điều này có khả năng sẽ khiến mọi kế hoạch tăng lãi suất tiếp theo bị trì hoãn. Thống đốc BOJ tuần trước đã nhiều lần nhấn mạnh rằng BOJ đã quyết định tăng lãi suất dựa trên dữ liệu kinh tế và lạm phát cho thấy những diễn biến phù hợp với kỳ vọng trước đó. Ông cũng cho biết, lãi suất sẽ tiếp tục tăng miễn là xu hướng đó vẫn duy trì. Nhưng đợt bán tháo cổ phiếu tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua hiện đã khiến các nhà phân tích bắt đầu nghĩ rằng NHTW đã tăng lãi suất quá sớm. “Chúng tôi sẽ không tăng lãi suất khi thị trường tài chính bất ổn”, ông khẳng định. Đây là tuyên bố cực kỳ ôn hòa, bật đèn xanh cho các nhà giao dịch thiết lập lại giao dịch chênh lệch lãi suất cho đến khi BOJ bắt đầu lên tiếng về việc tăng lãi suất một lần nữa hoặc chúng ta chứng kiến một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lớn.
Nhu cầu vốn tín dụng nói chung và phát hành trái phiếu sẽ có sự cải thiện đáng kể trong thời gian nửa cuối năm 2024. Nhu cầu vốn tín dụng nói chung và phát hành trái phiếu sẽ có sự cải thiện đáng kể trong thời gian nửa cuối năm 2024. Kỳ vọng là này nhờ vào tín hiệu phục hồi của lĩnh vực sản xuất nói chung, thể hiện qua sự tăng trưởng nhập khẩu nguyên vật liệu trong các tháng gần đây. Bên cạnh đó, chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ và tín dụng nhằm tiếp tục hỗ trợ phát triển kinh tế và sự hồi phục của doanh nghiệp. Đồng thời, tín hiệu phục hồi ở một số ngành chủ chốt, bao gồm bất động sản nhà ở phân khúc bình dân ở một số địa phương. Trong đó, trái phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ có một năm bận rộn hơn các năm trước, dự báo ngân hàng sẽ đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2024.
Thị trường sơ cấp trong tháng 5/2024 tiếp tục tăng trưởng cả về số đợt và giá trị phát hành. Nguồn: Fiinratings.
Mặc dù tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6/2024 đạt 6% theo mục tiêu đặt ra, nhưng sang tháng 7 đã tăng chậm lại. Có một số nguyên nhân đằng sau sự tăng trưởng chậm này, chẳng hạn việc phục hồi không đồng đều giữa các nhóm ngành đã hạn chế nhu cầu chung của khu vực doanh nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng lĩnh vực BĐS vẫn chưa hồi phục hoàn toàn do độ trễ chính sách. Ngoài ra, nhu cầu tín dụng trong nước nói chung cũng chưa phục hồi mạnh mẽ, nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ - vốn là động lực tăng trưởng truyền thống của nền kinh tế - vẫn còn gặp khó khăn nhất định. Một số ngành có nhu cầu tín dụng nhưng chưa xây dựng được phương án kinh doanh khả thi, chưa đáp ứng được các điều kiện vay vốn, cùng với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng cá nhân cũng khiến TTTD chậm lại trong thời gian gần đây. Mặc dù vậy, Chính phủ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của TTTD có chất lượng, là yếu tố rất quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Mùa KQKD quý II gần như kết thúc với tổng lợi nhuận trên sàn HOSE tiếp tục tăng trưởng 23,1% svck và tăng 17,5% so với quý trước. So với cùng kỳ, đóng góp nhiều nhất cho mức tăng trưởng của lợi nhuận đến từ các ngành như: bán lẻ, viễn thông, tài nguyên cơ bản, du lịch và giải trí… Bên cạnh đó, các ngành đẩy mạnh được tốc độ tăng trưởng trong kỳ là bán lẻ, tài nguyên cơ bản, ngân hàng, viễn thông, ô tô, hóa chất, hàng cá nhân gia dụng và công nghệ thông tin. Ngược lại, các ngành tiêu biểu tăng trưởng chậm lại là dịch vụ tài chính, hàng và dịch vụ công nghiệp. Đặc biệt, nhóm BĐS ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận dương 19,5% sau khi giảm 63,6% trong quý trước. Sự mở rộng tăng trưởng lợi nhuận là yếu tố hỗ trợ tốt cho TTCK nhờ dòng tiền xoay vòng giữa các nhóm ngành và số lượng mã trụ cột dẫn dắt cho thị trường tăng lên.
Mặc dù đã có 2 phiên hôm phục sau phiên đầu tuần hoảng loạn bởi những thông tin đảo chiều chính sách tiền tệ ở Nhật Bản và nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ, điều này đã kéo theo tâm lý bi quan cho nhà đầu tư trong nước và thị trường cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu cực đó. Tuy nhiên sau khi nhìn nhận vấn đề kỹ lưỡng hơn thì rõ ràng là NĐT đang phản ứng thái quá cho vụ việc này. Chỉ số VN-index thì vẫn đang trong vùng kém khả quan song tâm lý NĐT sắp tới sẽ có sự cải thiện hơn, dòng tiền trong vùng tạo đáy sẽ luôn có sự dè chừng, điều này cũng sẽ giúp cho chỉ số hồi phục trở lại mà không bị dòng tiền fomo tham gia vào. Sự phân hóa sẽ diễn ra nhiều hơn, các nhóm ngành sẽ thay nhau hồi phục cho đến khi mọi thứ rõ ràng. Môi trường lãi suất thấp cùng với số lượng tài khoản NĐT mở mới tăng mạnh trong tháng 7 cho thấy dòng tiền nội sẽ tiếp tục là động lực cho thị trường trong thời gian tới. Việc bây giờ của NĐT là chọn lọc kỹ cổ phiếu để tham gia và cần hành động quyết liệt hơn, cơ hội trong những lúc thị trường chiết khấu sâu như vậy là không nhiều, vị thế giá tốt và tỷ suất lợi nhuận cao sẽ đến với những NĐT hiểu rõ tình hình hiện tại.
==================================================================================
Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!
Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:
Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản
Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư
CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH