Thị trường 02/12/2024 - Thị trường đã xác nhận vùng đáy 1 và sẽ hình thành vùng tích lũy 2? Đăng ngày: 02-12-2024 Lượt xem: 194
Thị trường chứng khoán đã có một tuần giao dịch khá tích cực với VN-Index đóng cửa tại mốc 1250,46 điểm, tăng 22,36 điểm so với tuần trước, đánh dấu tuần tăng điểm thứ 2 liên tiếp nhưng thanh khoản lại ghi nhận ở mức khá thấp dưới mức bình quân 20 tuần đang cho thấy hiện tượng tiết cung. Nhìn chung về cơ bản, nhịp hồi phục hiện tại diễn ra như 1 điều tự nhiên khi chỉ số giảm về ngưỡng tâm lý 1.200 chứ chưa thể hiện sự chuyển biến về xu thế.
Về kỹ thuật, VN-index kết phiên cuối tuần hình thành mẫu nến tăng điểm thân khá dài (tương đương mẫu nến Bullish Marubozu), bao trùm khoảng dao động mẫu nến giảm phiên trước. Đồng thời, dòng tiền đạt mức cao nhất 7 phiên vừa qua cho thấy dòng tiền nhập cuộc tốt và đẩy lùi lực bán. Chỉ báo RSI và MACD duy trì hướng lên, đồng thời chỉ số chung vận động ổn định trên đường MA20 củng cố cho động lực chung. Mặc dù áp lực rung lắc mạnh hơn khả năng sẽ diễn ra quanh vùng 1.250-1.260 điểm nhưng xu hướng chính của thị trường vẫn sẽ hướng lên khu vực 1.270 điểm.
Thống đốc NHTW Nhật Bản (BOJ), Kazuo Ueda, cho biết lãi suất tăng có thể sắp xảy ra nếu nền kinh tế và lạm phát diễn biến đúng theo dự báo. BOJ sẽ xem xét điều chỉnh CSTT khi lạm phát cơ bản đạt 2%, với mức tăng trưởng tiền lương cũng đang dần tiến tới mức phù hợp. Cuộc họp chính sách tiếp theo của BOJ dự kiến vào ngày 18-19/12, trong bối cảnh lãi suất chính sách qua đêm vẫn duy trì ở mức rất thấp (0,25%). Các nhà kinh tế đánh giá BOJ có thể tăng lãi suất vào tháng 12 hơn là chờ đến tháng 1/2025. Chỉ số lạm phát của Nhật Bản đã duy trì trên 2% trong hơn hai năm, với chỉ số giá tại Tokyo mới đây vượt kỳ vọng, củng cố hy vọng về chu kỳ lạm phát-tiền lương tích cực.
Diễn biến lạm phát của Nhật Bản. Nguồn: Trading Economics
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia thuộc BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, TQ, Nam Phi) và các quốc gia liên quan như Ai Cập, Ethiopia, Iran, UAE nếu họ làm suy yếu đồng USD. Trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social ngày 30/11, ông Trump yêu cầu các nước này không tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới hoặc ủng hộ bất kỳ loại tiền tệ nào thay thế USD, nếu không sẽ đối mặt với mức thuế quan 100%. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Nga, tại hội nghị thượng đỉnh BRICS hồi tháng 10, thúc đẩy một hệ thống giao dịch phi đôla hóa, nhằm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. Dù BRICS đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế toàn cầu, nghiên cứu từ IMF cho thấy vai trò của đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu và các giao dịch quốc tế vẫn duy trì ổn định, với USD chiếm 58% dự trữ ngoại hối toàn cầu.
NHNN vừa gửi thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng. Hành động này cho thấy nỗ lực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%. Mục tiêu này hoàn toàn khả thi, nên nhớ tín dụng thường tăng trưởng mạnh trong tháng cuối năm. Cùng thời điểm này năm ngoái, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 9%, nhưng kết thúc năm với mức tăng trưởng 13.5%. Việc NHNN tăng chỉ tiêu tín dụng cho thấy lạm phát được kiểm soát tốt và vĩ mô đang có nhiều diễn biến tích cực. Điều này về trung-dài hạn sẽ tác động tích cực đến TTCK nói chung, ngoài ra nhóm các Ngân hàng được nới tín dụng sẽ được hưởng lợi nhất định.
Khối ngoại có động thái bán ròng mạnh trong thời gian trước, đặc biệt là giai đoạn trước và sau sự kiện ông Donald Trump thắng cử. Diễn biến này có khả năng là do hoạt động cơ cấu tài sản trên thế giới để chuẩn bị thích ứng với những chính sách của Trump. Hoạt động này có phần chậm lại trong thời gian gần đây nên USD-Index đã hạ nhiệt trở lại, từ đó cũng giảm sức ép bán ròng của khối ngoại tại thị TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động mua ròng của khối ngoại hiện tại vẫn chỉ dừng ở mức thăm dò và không thể khẳng định chắc chắn rằng khối ngoại đã quay trở lại mua ròng hoàn toàn bởi lý do tỷ giá. Ở thời điểm này mặc dù chỉ số DXY đang giảm tuy nhiên áp lực tỷ giá đô/đồng vẫn đang ở mức cao.
Thị trường tuần qua tiếp tục tăng điểm trong trạng thái nghi ngờ, với VN-Index đạt mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong 1,5 năm, trung bình chỉ 10.154 tỷ đồng/phiên trên sàn HoSE. Điều này cho thấy động lực tăng chủ yếu đến từ phía cung hơn là dòng tiền thực sự. Tuy vậy, thị trường không có thông tin bất lợi rõ ràng, khiến NĐT dài hạn có thể yên tâm nắm giữ. Tháng 12 thường là thời điểm thị trường tăng trưởng, nhưng sự thiếu hụt giao dịch lướt sóng cũng góp phần làm giảm thanh khoản. Khi tâm lý NĐT bi quan nhất thì thị trường lại đáy tại ngưỡng hỗ trợ 1.200 +/- điểm, hay khi tâm lý lo ngại về việc giảm sâu tiếp diễn hoặc hình thành đáy 2 thì thị trường lại tiếp tục tăng tiếp. Từ khóa kỳ vọng trong đầu tư vẫn là khá phổ biến mặc dù suy nghĩ này vốn thừa thãi và “độc hại” khiến NĐT luôn dựa vào để đưa ra quyết định mua và nắm giữ cho dù thị trường có biến động tích cực hay tiêu cực như thế nào. TTCK đã xác nhận vùng đáy 1 và sẽ hình thành vùng tích lũy 2 ở tuần giao dịch đầu tiên của tháng 12. Dòng tiền đã có sự cải thiện, tâm lý NĐT đã quay lại trạng thái tích cực hơn và đặc biệt hơn khi mà tỷ giá bớt biến động, chỉ số DXY hạ nhiệt và khối ngoại đã quay lại mua ròng cũng đã khiến thị trường trở nên bớt bi quan hơn.
==================================================================================
Anh chị đang quan tâm cổ phiếu nào hay tìm kiếm ý tưởng đầu tư mới có thể liên hệ trực tiếp Vinh để trao đổi thêm các góc nhìn đầu tư nhé!
Ngoài ra, để hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn về danh mục đầu tư và đồng hành cùng em thì anh chị có thể đăng ký mở tài khoản FPTs do em quản lý và tư vấn tại link bên dưới:
Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký mở tài khoản
Bấm vào đây để liên kết với link đăng ký dịch vụ tư vấn đầu tư
CẢM ƠN ANH CHỊ ĐÃ ĐỒNG HÀNH