[TCM] CẬP NHẬT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG – 05/04/2024 - Kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục từ nền thấp

[TCM] CẬP NHẬT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG – 05/04/2024 - Kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục từ nền thấp

[TCM] CẬP NHẬT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG – 05/04/2024 - Kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục từ nền thấp

[TCM] CẬP NHẬT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG – 05/04/2024 - Kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục từ nền thấp

[TCM] CẬP NHẬT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG – 05/04/2024 - Kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục từ nền thấp
Banner Quảng cáo uCustom

[TCM] CẬP NHẬT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG – 05/04/2024 - Kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục từ nền thấp

I. Kết quả kinh doanh Q1/2024

Cả doanh thu và LNST đều cải thiện nhờ đơn hàng hồi phục, lần lượt đạt ~917 tỷ đồng (+6% YoY) và 59,9 tỷ đồng (+09% YoY). Trong đó, doanh thu tăng chủ yếu đến từ đối tác Eland gia tăng đơn hàng, trong khi đơn hàng từ thị trường Mỹ vẫn thấp hơn cùng kỳ - ước tính giảm 12% YoY.

II. Kế hoạch 2024

Đơn vị: Tỷ đồng

KH 2024

TH 2023

%KH/TH

Doanh thu

3.707

3.324

111,5%

Lợi nhuận sau thuế

161

131

122,9%

Năm 2024, TCM kỳ vọng kết quả kinh doanh hồi phục từ nền thấp ở 2023 nhờ đơn hàng đang ấm dần lên, kế hoạch doanh thu và LNST lần lượt ở 3.707 tỷ đồng (+11,5% YoY) và 161 tỷ đồng (+22,9% YoY) – tuy nhiên vẫn thấp hơn 14,5% và 42,7% so với đỉnh ở 2022. Em cho rằng đây là kế hoạch khả thi và hợp lý trong bối cảnh xuất khẩu dệt may hồi phục khiêm tốn trong 2024, thêm nữa mặt hàng dệt kim của doanh nghiệp dự kiến cải thiện chậm do đơn hàng có xu hướng chuyển khỏi Việt Nam.

Đơn hàng: Tính đến tháng 04/2024, giá trị đơn hàng nhận được cho Q2 và Q3 đạt khoảng 83% kế hoạch. Theo đó, em ước tính 9T/2024 doanh thu có thể ghi nhận đạt khoảng 66% kế hoạch năm.

Biên lợi nhuận gộp dự kiến đạt ~15% (tương đương 2023) do giá bán chưa cải thiện, giá bông kỳ vọng không tăng nhiều so với 2023.

Về kế hoạch mua lại SY Vina: TCM sẽ chi ~468 tỷ đồng để mua SY Vina (tương đương ~23,4% VCSH của TCM), mục đích chính để tăng năng lực sản xuất vải dệt thoi, bao gồm cả 02 công đoạn: dệt vải (+8 triệu mét vải/năm, ước tính +53% YoY) và nhuộm vải (+19,5 triệu mét vải/năm, ước tính +162,5% YoY).

Về vốn đầu tư: Em ước tính TCM sẽ cần vay khoảng 45% - 50% tương ứng ~210 tỷ đồng. Nguồn thu còn lại đến từ bán nhà máy may Trảng Bàng (dự kiến thu về 72 tỷ) và cho thuê lại 6,5 ha đất tại KCN Hòa Phú, Vĩnh Long (trước đây dự định xây dựng nhà máy dệt, nhuộm) – dự kiến thu về 160 tỷ với giả định giá cho thuê đất là ~100 USD/m2.

Đánh giá về kế hoạch này, em cho rằng TCM đang nỗ lực mở rộng thêm ngành hàng dệt thoi để thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh đơn nhu cầu đặt may hàng dệt kim hồi phục chậm.

Trong trung hạn, đơn hàng dệt kim có xu hướng chuyển dịch sang các nước có chi phí nhân công rẻ hơn như Bangladesh (thấp hơn khoảng 2,6 lần so với Việt Nam), Campuchia do đây là mặt hàng không yêu cầu tay nghề cao, giá rẻ, và giá trị gia tăng thấp.

III. Vấn đề khác

- Trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận thêm 10 cổ phiếu).