Tại sao đầu tư vào cổ phiếu cơ bản tốt nhưng vẫn bị thua lỗ?

Tại sao đầu tư vào cổ phiếu cơ bản tốt nhưng vẫn bị thua lỗ?

Tại sao đầu tư vào cổ phiếu cơ bản tốt nhưng vẫn bị thua lỗ?

Tại sao đầu tư vào cổ phiếu cơ bản tốt nhưng vẫn bị thua lỗ?

Tại sao đầu tư vào cổ phiếu cơ bản tốt nhưng vẫn bị thua lỗ?
Banner Quảng cáo uCustom

Tại sao đầu tư vào cổ phiếu cơ bản tốt nhưng vẫn bị thua lỗ?

Trong một thị trường uptrend thì việc đầu tư rất dễ, mua cổ phiếu nào cũng thắng, cũng có lời. Tuy nhiên, khi thị trường đảo chiều rơi về vùng downtrend thì lại khác. Đặc biệt trong năm 2022, kể từ đầu tháng 4 thị trường bắt đầu đổ sập bởi nhiều yếu tố. Thời gian đó em có trao đổi với rất nhiều nhà đầu tư để tư vấn hỗ trợ, xử lý các danh mục. Gần như mọi người đều mất niềm tin về thị trường, người lướt sóng đầu cơ muốn chuyển sang đầu tư theo cơ bản cho thoải mái đầu óc, người đầu tư theo cơ bản doanh nghiệp và có tìm hiểu rất kỹ nhưng vẫn bị thua lỗ - và họ đã mất niềm tin - người rời bỏ thị trường, người thua lỗ quay ra chửi thị trường này là "bịp bợm', nhiều nhà đầu tư thua lỗ rất nặng và không chịu nổi áp lực buộc phải cắt lỗ hay bị call margin mất hết tài sản.

Khi nhà đầu tư mất niềm tin thì câu hỏi em thường nghe nhất đó là: "Tại sao đầu tư vào cổ phiếu cơ bản tốt nhưng vẫn bị thua lỗ?".  Để làm rõ hơn về vấn đề này, em xin chia sẻ một số kiến thức về đầu tư như sau:

 

1. Cổ phiếu tốt là gì?

Cổ phiếu tốt theo lý thuyết là cổ phiếu của một công ty tài chính tốt, được quản lý bởi một đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm và có kế hoạch kinh doanh dài hạn cẩn thận. Các yếu tố khác bao gồm:

   - Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận: Các công ty tốt có xu hướng có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng liên tục trong thời gian dài.

   - Thị phần: Các công ty tốt có thị phần tốt và đang tăng trưởng trong thị trường của mình.

   - Khả năng cạnh tranh: Các công ty tốt có khả năng cạnh tranh tốt trong thị trường của họ và có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

   - Điều chỉnh giá cả: Các công ty tốt có khả năng điều chỉnh giá cả để đáp ứng với sự biến động của thị trường và duy trì mức giá cả hấp dẫn cho khách hàng.

   - Tình trạng tài chính: Các công ty tốt có tình trạng tài chính ổn định và khả năng trả tiền lãi và trả cổ tức cho cổ đông.

Tuy nhiên, việc đánh giá một cổ phiếu là tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và không phải lúc nào cũng đúng với lý thuyết. Cần phải đánh giá toàn diện và cân nhắc các rủi ro tiềm ẩn trước khi quyết định đầu tư vào cổ phiếu đó.

 

2. Cổ phiếu "tốt" như thế nào?

Để nói rõ hơn về một cổ phiếu “tốt” thì nhà đầu tư cũng cần làm rõ từ “tốt” đó là như thế nào, không phải cứ nghe từ “tốt” là mua. Khi thị trường thuận lợi, mọi thứ đều lên thì chẳng có gì xảy ra cả, nhưng mọi vấn đề lại xuất hiện khi downtrend.

Để làm rõ vấn đề thì chúng ta cần hiểu rõ là có 4 thứ tốt như sau:

(1) Tốt ở đâu?

Doanh nghiệp cũng như còn người chúng ta đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Người thì rất tốt trong việc này, nhưng lại tệ trong việc khác và không có ai là hoàn hảo cả. Doanh nghiệp cũng vậy,  tốt thì có nhiều dạng, tăng trưởng được lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, ít hoặc không có nợ vay, ít hoặc không có khoản phải thu, độc quyền trong mảng nào đấy, đứng số 1 trong lĩnh vực nào đấy … Nhưng nó sẽ là một phần nào đó thôi, phải đứng trong góc độ kinh doanh để hiểu được các yếu tố đó đầy đủ.

Ví dụ: Lợi nhuận tăng trưởng có tốt không ? Đặt riêng ra nghe có vẻ tốt, nhưng đi kèm với đó là doanh thu không tăng trưởng, lợi nhuận tăng do tiết kiệm, do bán tài sản, thu nhập bất thường thì đâu hẳn là tốt hẳn phải không ?

(2) Tốt đến thế nào?

Ngày xưa khi đi học, mình thi được 8 điểm, cứ nghĩ là mình đã tốt, nhưng cả lớp được 10 điểm hết thì mình lại là kém phải không?. Doanh nghiệp cũng vậy, làm được 10 đồng/ 100 đồng doanh thu, nhưng có những doanh nghiệp khác nó làm được 40 đồng cơ. Vậy, chúng ta thử hỏi, còn cơ hội nào tốt hơn cơ hội mình đang cầm không ?. Thị trường rất thông minh, sẽ luôn chọn được cổ phiếu tốt hơn cổ phiếu của bạn và làm nó tăng giá. Các cổ phiếu ít tốt hơn, sẽ tăng sau.

(3) Tốt cho ai?

Trong quá trình đầu tư, chúng ta có thể có những mối quan hệ với các lãnh đạo doanh nghiệp và nắm được các thông tin nội bộ rằng họ đang hoạt động kinh doanh rất tốt, hàng hóa vẫn xuất đi, vẫn ký được các hợp đồng … và chúng ta lại yên tâm giữ tiếp, và tiếp tục thua lỗ! Chúng ta đang đứng ở vị thế nhà đầu tư, đầu cơ. Còn họ, đứng trên góc độ quản trị, góc độ sở hữu … Nó khác hoàn toàn. Việc giá cổ phiếu giảm về ngắn hạn chẳng ảnh hưởng gì tới họ cả, còn nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền của chúng ta. Họ không lừa gì chúng ta cả, công ty vẫn ổn, không phá sản. Nhưng giá trên thị trường thì họ không thể trả lời chúng ta được. Còn nếu mà các lãnh đạo cứ chăm chăm vào việc mua bán cổ phiếu liên tục điều tiết giá cổ phiếu thì hãy cẩn thận. Tốt cho chủ sở hữu, nhưng không có nghĩa đó là một cổ phiếu đáng đầu tư. Doanh nghiệp tốt chưa chắc đã có cổ phiếu tốt. 

(4) Tốt đến bao giờ?

Doanh nghiệp cũng như con người, có thời sinh ra, lớn lên, phát triển và lụi tàn. Quang trọng là bạn đến với họ trong giai đoạn nào. Khi đến với họ ở giai đoạn lụi tàn, thì hãy trách bản thân là đến với họ muộn, biết muộn chứ không phải lỗi tại doanh nghiệp.

 

3. Tại sao đầu tư vào cổ phiếu cơ bản tốt nhưng vẫn bị thua lỗ?

Đầu tư vào cổ phiếu tốt không đảm bảo rằng bạn sẽ không bị thua lỗ. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc mua cổ phiếu tốt nhưng vẫn bị thua lỗ, bao gồm:

   - Định giá không hợp lý: Khi mua cổ phiếu, một trong những yếu tố quan trọng nhất là định giá cổ phiếu đó. Nếu định giá quá cao, bạn có thể phải trả giá đắt khi mua cổ phiếu, và khi giá cổ phiếu giảm, bạn sẽ chịu thiệt hại. Vì vậy, việc định giá cổ phiếu một cách chính xác là rất quan trọng.

  - Tâm lý giao dịch: Nhiều nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi tâm lý giao dịch, như sợ hãi hoặc tham lam. Khi giá cổ phiếu giảm, nhiều nhà đầu tư có xu hướng bán ra để giảm thiểu thiệt hại, thậm chí khi giá cổ phiếu vẫn đang ở mức tốt. Tương tự, khi giá cổ phiếu tăng, nhiều nhà đầu tư lại muốn mua vào ngay lập tức để kiếm lời, thậm chí khi giá cổ phiếu đã quá cao.

  - Tác động của sự kiện bất ngờ: Có những sự kiện bất ngờ như thay đổi chính sách của chính phủ, thương chiến, tình hình kinh tế toàn cầu, …. có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Những sự kiện này có thể làm giảm giá cổ phiếu một cách nhanh chóng và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.

  - Khả năng quản lý rủi ro: Mỗi nhà đầu tư đều có khả năng quản lý rủi ro khác nhau. Nếu không quản lý được rủi ro, bạn có thể bị thua lỗ khi giá cổ phiếu giảm.

Ngoài ra, một lý do khiến cho người cầm cổ phiếu cơ bản tốt thì thường thua lỗ nặng bởi vì cổ phiếu cơ bản tốt thì lại hay được margin. Margin làm cổ phiếu tăng nóng quá mức và dễ vượt quá giá trị vốn có, và có thể làm hỏng cổ phiếu. Cổ phiếu “kém” thì ít khi được margin, và khi chúng ta mua nó cũng xác định “ăn xổi”, “té ngay khi có biến” nên đôi khi chúng ta ít khi bị chết quá nặng bởi cổ thường.

Để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội đầu tư thành công, bạn nên nghiên cứu kỹ trước khi mua cổ phiếu, định giá cổ phiếu một cách chính xác và quản lý rủi ro một cách hiệu quả.

 

Chúc anh chị đầu tư hiệu quả trên thị trường !