Quỹ đầu tư là gì? Cách hoạt động của quỹ đầu tư?

Quỹ đầu tư là gì? Cách hoạt động của quỹ đầu tư?

Quỹ đầu tư là gì? Cách hoạt động của quỹ đầu tư?

Quỹ đầu tư là gì? Cách hoạt động của quỹ đầu tư?

Quỹ đầu tư là gì? Cách hoạt động của quỹ đầu tư?
Banner Quảng cáo uCustom

Quỹ đầu tư là gì? Cách hoạt động của quỹ đầu tư?

1. Quỹ đầu tư là gì?

Quỹ đầu tư (hay còn gọi là quỹ tương hỗ) là hình thức kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư cùng chung tiền để hưởng lợi từ những hoạt động đầu tư đến từ khoản vốn góp chung. Danh mục đầu tư của quỹ tương đối đa dạng bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, vàng… Các quỹ này sẽ được điều hành bởi công ty quản lý quỹ. Tại đây, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính sẽ đưa ra các quyết định đầu tư để mang về lợi nhuận cho quỹ. Nhà đầu tư đã góp vốn có thể nhận về khoản lãi tương ứng với số vốn góp của mình.

 

 

Khi tham gia vào quỹ đầu tư, bạn sẽ không phải tự mình đầu tư. Thay vào đó, bạn gửi tiền của mình cho một nhóm chuyên gia, họ sẽ giúp bạn phân bổ nguồn tiền và ra các quyết định đầu tư. Một vài quỹ đầu tư tiêu biểu tại Việt Nam bao gồm:

    - Quỹ Đầu tư Chủ động VND – VNDAF;

    - Quỹ Đầu tư Chứng khoán Năng Động DC – DCDS;

    - Quỹ Đầu Tư Trái Phiếu SSI (SSIBF).

 

2. Phân loại quỹ đầu tư

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại các quỹ đầu tư như sau:

a. Nguồn vốn huy động

Quỹ đại chúng: cách huy động vốn của loại quỹ này là phát hành rộng rãi ra công chúng. Loại quỹ này không giới hạn về số lượng người tham gia.

Quỹ thành viên: loại quỹ này huy động vốn bằng cách phát hành riêng lẻ và giới hạn cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư (những đối tượng này có thể được lựa chọn trước). Chính vì sự giới hạn này, tính thanh khoản của loại quỹ này sẽ thấp hơn so với quỹ đại chúng.

b. Cách huy động vốn

Quỹ đóng: huy động vốn và phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất. Loại quỹ này không mua thu hồi loại chứng chỉ quỹ khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhà đầu tư chỉ được quyền chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đóng trên thị trường thứ cấp.

Quỹ mở: không giới hạn thời gian và vốn huy động. Không chỉ vậy, nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty quản lý quỹ. Giá trị của chứng chỉ quỹ dựa trên chỉ số NAV tại thời điểm giao dịch. Như vậy, tính thanh khoản của loại quỹ này sẽ lớn hơn so với quỹ đóng.

 

3. Đối tượng và mục đích đầu tư

Quỹ cổ phiếu. Ví dụ: Quỹ đầu tư cổ phiếu hàng đầu VCBF-BCF.

Quỹ trái phiếu. Ví dụ: Quỹ đầu tư trái phiếu VCBF-FIF

Quỹ hoán đổi danh mục ETF (Exchange Traded Fund). Loại quỹ này còn có tên gọi khác là quỹ chỉ số. Ví dụ: Quỹ ETF SSIAM VN30 – FUESSV30.

Quỹ đầu tư vàng hoặc kim loại quý (hiện loại hình này chưa có tại Việt Nam)

Và một số quỹ đầu tư khác…

 

4. Cách tổ chức và hoạt động của quỹ

a. Quỹ đầu tư dạng công ty

Quỹ đầu tư là một công ty được hình thành với đầy đủ tư cách pháp nhân. Điều này có nghĩa là toàn bộ công ty là một quỹ đầu tư, hội đồng quản trị của công ty được quyền quản lý, giám sát danh mục và thực hiện những công việc kinh doanh khác. Nhà đầu tư góp vốn vào quỹ cũng được coi là cổ đông. Tuy nhiên, mô hình này chưa được cấp phép tại Việt Nam.

b. Quỹ đầu tư dạng hợp đồng

Với mô hình này, công ty quản lý quỹ sẽ đứng ra thành lập quỹ đầu tư. Điều này khác với Quỹ đầu tư dạng công ty, các quỹ này không có tư cách pháp nhân. Hơn thế nữa, nhà đầu tư góp vồn vào quỹ sẽ không được coi là cổ đông của công ty. Họ chỉ ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ và nhận về lợi suất thông qua việc đầu tư của các quỹ.