Phân tích cổ phiếu HPG năm 2023 - Định giá hiện tại có phù hợp với triển vọng ?

Phân tích cổ phiếu HPG năm 2023 - Định giá hiện tại có phù hợp với triển vọng ?

Phân tích cổ phiếu HPG năm 2023 - Định giá hiện tại có phù hợp với triển vọng ?

Phân tích cổ phiếu HPG năm 2023 - Định giá hiện tại có phù hợp với triển vọng ?

Phân tích cổ phiếu HPG năm 2023 - Định giá hiện tại có phù hợp với triển vọng ?
Banner Quảng cáo uCustom

Phân tích cổ phiếu HPG năm 2023 - Định giá hiện tại có phù hợp với triển vọng ?

1. Cập nhật kết quả kinh doanh

HPG công bố kết quả kinh doanh quý 4/2022 với doanh thu đạt 26,000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 âm gần 2.000 tỷ đồng, cao hơn khoản lỗ 1.785 tỷ đồng trong quý liền kề trước đó (quý 3/2022).

Lũy kế cả năm 2022, Hòa Phát đạt doanh thu 142,000 tỷ đồng, giảm 5% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8,400 tỷ đồng, chưa bằng 1/4 so với năm 2021.

 

Sau khi đạt đỉnh vào quý 3/2021, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đứng đầu thị phần thép xây dựng liên tục giảm sút, phần lớn do nhu cầu thị trường lao dốc. Hai quý cuối năm, Tập đoàn Hòa Phát đều báo lỗ.

Thép vẫn là ngành sản xuất cốt lõi của Tập đoàn, đóng góp 94,6% vào doanh thu hợp nhất và 96,2% LNST hợp nhất của Tập đoàn cả năm 2022. Các sản phẩm thép chính bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, phôi thép, ống thép và tôn mạ, trong đó thép xây dựng hiện đóng góp tỷ trọng tiêu thụ 59% trong tổng sản lượng thép các loại.

Cả năm 2022, Hòa Phát cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép, trong đó 4,2 triệu tấn thép xây dựng và 2,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC). Sản lượng ống thép và tôn đạt lần lượt 749 và 328 nghìn tấn. So với năm 2021, thị phần thép xây dựng được nâng từ 33% lên 35%, thị phần ống thép tăng từ 25% lên 29% trong năm 2022 giúp Hòa Phát duy trì vị trí đứng đầu về thị phần nội địa đối với hai loại sản phẩm này.

2. Hưởng lợi từ đầu tư công

Với việc Chính phủ có tăng cường thúc đẩy đầu tư công thì một số nhóm ngành có thể kỳ vọng sẽ có dư địa để tăng trưởng tương đối tốt, trong đó ngành dẫn dắt đầu tiên chúng ta có thể nhìn thấy là nguyên vật liệu xây dựng như ngành thép.

Từ đầu năm đến nay, nhiều công trình đầu tư công trên cả nước đã sử dụng thép Hòa Phát để thi công. Cụ thể, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (Hà Nội), các hạng mục thành phần trên tuyến cao tốc Bắc – Nam, cầu Mỹ Thuận 2, dự án cải tạo, nâng cấp Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất,… đang sử dụng hàng chục ngàn tấn thép xây dựng Hòa Phát để thi công dự án.

Một số công trình đầu tư công như:

Đối với tuyến cao tốc Bắc – Nam, thép xây dựng Hòa Phát đang được cấp vào hàng loạt các gói thầu thi công đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết- Vĩnh Hảo, Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Mỹ Thuận 2. Trong tháng 6 vừa qua, nhà thầu thi công Cầu Mỹ Thuận 2 đã đặt hàng 2.000 tấn thép D40 dài 18m của Hòa Phát, giao hàng trong tháng 7 và tháng 8/2021. Theo đánh giá của các nhà thầu, có rất ít đơn vị tại Việt Nam đủ khả năng sản xuất, cung cấp loại thép D40 dài như vậy.

Với tổng đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu có tổng chiều dài 6,6km trên địa phận hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Khi đưa vào khai thác, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ kết nối hai tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ để hoàn thiện tuyến cao tốc từ TP.HCM đi Cần Thơ theo quy hoạch.

Ngoài ra, công trình đường dẫn cất hạ cánh, cải tạo nâng cấp đường băng Sân bay Tân Sơn Nhất, dự án Bệnh viện K cơ sở 2 (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa Củ Chi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn cũng là những dự án đầu tư công đang sử dụng thép Hòa Phát.

 

3. Biến động giá nguyên vật liệu

Giá nguyên vật liệu chính leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị, cộng hưởng bởi ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do cầu yếu khiến giá vốn hàng bán chịu nhiều áp lực chồng lên nhau.

Khủng hoảng năng lượng từ chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy giá than luyện cốc, một trong hai nguyên liệu chính của luyện thép bằng lò cao lên gấp 3 lần thông thường vào hai đợt đỉnh điểm là T3 và T5/2022 và vẫn duy trì cao hơn mức giá năm 2021 khoảng 1,5 lần trong suốt thời gian còn lại của năm 2022. Tiêu thụ thép chậm do cầu yếu làm kéo dài hơn vòng luân chuyển nguyên vật liệu khiến cho lượng than mua với giá cao nhất được hấp thụ lâu hơn trong

4. Sự ảm đạm của thị trường bất động sản

Diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022.

Thị trường bất động sản Việt Nam khởi động khá hưng phấn vào đầu năm 2022, tuy nhiên đột ngột đảo chiều vào giữa QII/2022 và rơi vào cảnh trầm lắng kéo dài đến hết năm do nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được về dòng vốn, gây hệ quả là sự sụt giảm rõ rệt về cả cầu và giá bán thép xây dựng, một trong những sản phẩm chủ lực hiện tại của Hòa Phát với tỷ trọng hơn 70% tiêu thụ nội địa. Tiêu thụ thép của toàn thị trường Việt Nam nói chung và Hòa Phát nói riêng chỉ đạt cao nhất trong QI và giảm đi trong ba quý sau. Giá thép xây dựng tăng mạnh trong QI/2022, đến giữa T5/2022 đã bắt vào 19 nhịp điều chỉnh giảm gần như liên tiếp với tổng biên độ rơi hơn 4,2 triệu đồng/tấn, tương ứng với 25% giá trước giảm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến diễn biến giảm dần của doanh thu Tập đoàn giữa các quý 2022.

5. Dung Quất 2 sẽ là động lực cho dài hạn

Sản phẩm thép cán nóng của HPG sẽ có tính cạnh tranh, đặc biệt là so với thép nhập khẩu. Điều này là nhờ tận dụng công nghệ hiện đại, cũng như yếu tố nguồn gốc xuất xứ trong nước, vì một số quốc gia như Mỹ áp thuế cao đối với thép dẹt Việt Nam được sản xuất từ HRC nhập khẩu từ nước khác như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, ... Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận ròng của thép cán nóng (HRC) sẽ vào khoảng 5 - 7%, thấp hơn so với phân khúc thép xây dựng do chi phí sản xuất cao hơn.

HRC sẽ là sản phẩm rất tiềm năng để HPG có thể khai thác, và giai đoạn II của dự án Dung Quất sẽ tập trung vào sản phẩm này. Kỳ vọng đây sẽ là động lực tăng trưởng chính cho HPG trong giai đoạn 2022 - 2024.

Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 dự kiến sẽ xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2024, trên diện tích 279ha.

Dự án Dung Quất sẽ là động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn sau 2020 với tổng công suất tương đương 115% công suất hiện tại (chi tiết tại Báo cáo tháng 2/2018). Dự án chia làm 2 giai đoạn, với giai đoạn I cung cấp 2 triệu tấn thép xây dựng/năm, và giai đoạn II cung cấp 2 triệu tấn thép dẹt/năm.

6. Định giá và khuyến nghị

Liên hệ Vinh - số điện thoại + zalo: 0934454939 để nhận hỗ trợ chi tiết hơn về bài phân tích và định giá HPG