Phân tích cổ phiếu FPT năm 2023 - Duy trì tăng trưởng ổn định

Phân tích cổ phiếu FPT năm 2023 - Duy trì tăng trưởng ổn định

Phân tích cổ phiếu FPT năm 2023 - Duy trì tăng trưởng ổn định

Phân tích cổ phiếu FPT năm 2023 - Duy trì tăng trưởng ổn định

Phân tích cổ phiếu FPT năm 2023 - Duy trì tăng trưởng ổn định
Banner Quảng cáo uCustom

Phân tích cổ phiếu FPT năm 2023 - Duy trì tăng trưởng ổn định

CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
FPT - HOSE

1.   Cập nhật kết quả kinh doanh năm 2022

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế của tập đoàn FPT đạt lần lượt là 44,017 tỷ đồng và 7,654 tỷ đồng tăng trưởng 23.4% và 20.8% trong năm 2022, vượt kế hoạch đặt ra của tập đoàn.

 
2.   Doanh thu theo mảng hoạt động

 
❖   Mảng công nghệ thông tin
 
Doanh thu tiếp tục đà tăng trưởng tại mọi thị trường, đặc biệt tại Mỹ (+50%) và APAC (+36.4%). Thị trường Nhật cho thấy sức bật tốt vào nửa cuối năm, đóng góp vào mức tăng trưởng 16% cho cả năm (tương đương mức tăng 30% tính theo đồng Yên Nhật). Doanh thu chuyển đổi số trong 2022 đạt 7,349 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics....

Nhờ cải thiện cả về năng lực lẫn quy mô, FPT ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, trong đó có 31 dự án với quy mô trên 5 triệu USD (+63% yoy),doanh thu ký mới đạt mốc 1 tỷ USD, đạt 21,594 tỷ đồng (tăng trưởng 38.9% yoy).
 

 
Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 6,586 tỷ đồng và 434 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt ở mức 6.3% và 15.3%. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made-by-FPT mang lại 1,150 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 54.3% so với cùng kỳ.
 
❖   Mảng Bưu chính viễn thông

Doanh thu Dịch vụ Viễn thông tăng trưởng 2 con số (+15.5%), đạt 13,954 tỷ đồng. Biên lợi nhuận được mở rộng từ 17.5% lên 18% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.
 
❖   Mảng Giáo dục

Mảng giáo dục tiếp tục mức tăng trưởng doanh thu cao 53%, đạt 4,712 tỷ đồng. Năm 2022 chứng kiến hệ thống giáo dục FPT Education đạt mốc Mega với hơn 100,000 người học quy đổi.
 
3.   Luận điểm đầu tư

Với chiến lược toàn cầu hoá, doanh thu từ thị trường quốc tế của FPT duy trì tăng trưởng kép 24%/năm trong 3 năm gần đây.

Được hỗ trợ bởi giá cả cạnh tranh của FPT trênthị trường toàn cầu cũng như tăng cường khả năng tư vấn và công nghệ. Tăng trưởng được dẫn dắt bởi doanh thu cao hơn lần lượt là 50% YoY và 36% YoY từ thị trường Mỹ và APAC. FPT cũng có sự phục hồi mạnh mẽ tại Nhật Bản với mức tăng trưởng doanh thu 16% YoY do nhu cầu về dịch vụ CNTT bị dồn nén từ năm 2021 do ảnh hưởng của COVID.

Ngày 15/5/2022, FPT Software (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) khai trương văn phòng mới tại thành phố New York. Dự kiến trong 2 năm tới, Mỹ sẽ trở thành thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, góp phần đưa doanh thu của FPT Software đạt mức tỷ USD vào năm 2023.

Bên cạnh đó, FPT sẽ tập trung phát triển các sản phẩm Made-by-FPT, hướng tới tệp khách hàng doanh nghiệp tài chính ngân hàng, sản xuất, bất động sản và khối hành chính công. Trong khi tăng trưởng mảng Broadband sẽ chậm lại khi độ phủ internet tại Việt Nam đã ở mức cao, mảng PayTV kì vọng tăng trưởng trên 20% trong các năm tới dựa trên nhu cầu truyền hình số tăng cao tại các hộ gia đình, đặc biệt từ các gia đình trẻ.

Tăng trường doanh thu chuyển đổi số (Đơn vị: Tỷ đồng)​

Doanh thu của mảng viễn thông vẫn tăng trưởng ở mức cao trên hai con số, nhờ cải thiện được biên lợi nhuận từ mảng PayTV. Năm 2022, doanh thu băng thông rộng tăng 9% YoY chủ yếu nhờ phạm vi phủ sóng mạnh mẽ của FPT. Biên LNTT của mảng Dịch vụ Viễn thông tăng 50 điểm cơ bản YoY đạt 18,0% vào năm 2022 nhờ (1) khả năng sinh lời của pay TV cải thiện và (2) mức tiêu thụ dữ liệu mạnh mẽ dẫn đến nhu cầu lớn về trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

Xu thế chuyển dịch sang giáo dục tư nhân chất lượng cao, FPT sẽ triển khai mở rộng cả theo chiều dọc (bổ sung các chương trình dạy học mới cho các phân khúc học sinh khác nhau) và chiều ngang (mở rộng và xây mới các cơ sở mới tại các tỉnh thành khác nhau), quyết tâm trở thành hệ thống giáo dục mega quy mô lớn tại Việt Nam. Để đạt được điều này, FPT sẽ ứng dụng chuyển đổi số để đảm bảo chất lượng đào tạo, xây dựng trải nghiệm của học sinh và đẩy mạnh phát triển thương hiệu giáo dục của FPT. Với tiềm năng thị trường giáo dục còn rất lớn kỳ vọng mang lại doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tiếp theo.

4.   Rủi ro đầu tư
 

Chênh lệch tỷ giá các đồng ngoại tệ mà FPT thu được từ nước ngoài với đồng USD. Do ảnh hưởng bởi sự bất ổn của chính sách tiền tệ thế giới, nhất là đối với đồng yên Nhật.

Về đối thủ cạnh tranh trong mảng xuất khẩu phần mềm, FPT Software gần như không có đối thủ trong nước nhưng lại gặp phải cạnh tranh lớn đến từ các tập đoàn công nghệ thuộc Ấn Độ - đất nước có hoạt động gia công phần mềm phát triển mạnh mẽ. Về mảng viễn thông, FPT phải cạnh tranh thị phần với hai tập đoàn kinh tế nhà nước lớn là VNPT và Viettel Telecom.

Thiếu hụt nhân sự chất lượng cao, đặc biệt ngành kỹ sư phần mềm. Việc thiếu hụt nhân sự chất lượng cao sẽ có thể là một rào cản lớn cho khả năng tăng trưởng của FPT thời gian tới. Sự phát triển nhanh chóng của mảng giáo dục từ các khối tiểu học đến đại học, phần nào sẽ mang đến những nhân sự chất lượng cho tập đoàn trong thời gian lâu dài.

5.   Định giá và khuyến nghị
 
Liên hệ số điện thoại + zalo: 0934454939 để nhận hỗ trợ chi tiết hơn về bài phân tích và định giá FPT