Những lưu ý khi phân tích lạm phát (Phần 1)

Những lưu ý khi phân tích lạm phát (Phần 1)

Những lưu ý khi phân tích lạm phát (Phần 1)

Những lưu ý khi phân tích lạm phát (Phần 1)

Những lưu ý khi phân tích lạm phát (Phần 1)
Banner Quảng cáo uCustom

Những lưu ý khi phân tích lạm phát (Phần 1)

Tại sao cần quan tâm CPI?

Trong những phần vừa qua, ta đã tìm hiểu về GDP và những khía cạnh của nó. Tiếp theo, 1 phần nữa cũng không kém phần quan trọng đó chính là LẠM PHÁT. VẬY LẠM PHÁT LÀ GÌ? Và tại sao ta cần phải quan tâm đến vấn đề này?

Lạm phát là sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nói một cách đơn giản, khi lạm phát xảy ra, bạn sẽ cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ.

Ví dụ: Giả sử bạn có 100.000 VNĐ và một ổ bánh mì có giá 10.000 VNĐ. Bạn có thể mua được 10 ổ bánh mì. Nếu lạm phát xảy ra và giá bánh mì tăng lên 12.000 VNĐ, với 100.000 VNĐ, bạn chỉ mua được khoảng 8 ổ bánh mì. Điều này cho thấy sức mua của bạn đã giảm do lạm phát.

Vậy tại sao chúng ta cần quan tâm đến lạm phát?

1. Lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất: Để kiểm soát lạm phát, ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất. Điều này làm tăng chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, có thể làm chậm lại hoạt động kinh tế. Trong quá khứ, lạm phát của Việt Nam đã từng cao lên mốc 25%, gây ra rất nhiều hệ lụy đối với kinh tế và làm NHNN đã phải tăng lãi suất lên đến 20% trong giai đoạn khủng hoảng 2008 (hình 1).

 

2. Ảnh hưởng đến sức mua, giảm giá trị tiền tệ:

Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ. Số tiền bạn có ngày hôm nay sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn trong tương lai nếu lạm phát tiếp tục tăng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt là những người có thu nhập cố định, bởi vì phần lớn thu nhập của họ sẽ trở thành chi phí để trang trải cho cuộc sống hằng ngày, điều đó khiến cho lạm phát ăn mòn sức mua của họ qua từng năm. Còn người giàu sẽ trú ẩn ở những tài sản tăng giá trị vượt lạm phát.

3. Tác động đến nền kinh tế, gây bất ổn kinh tế, bất an xã hội: Lạm phát cao và không ổn định có thể gây bất ổn cho nền kinh tế, làm giảm đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp khó đưa ra quyết định đầu tư dài hạn khi không chắc chắn về mức giá trong tương lai. Bên cạnh đó, lạm phát cao có thể gây bất an trong xã hội, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và người nghèo.

Ví dụ Zimbabwe đã ghi nhận mức lạm phát vào tháng 1-2023 lên tới 230%, buộc người dân tìm mọi cách không dùng nội tệ. Điều này làm người dân mất niềm tin vào đồng tiền của chính phủ, sử dụn đồng đô nhiều hơn, Chính phủ mất quyền kiểm soát đất nước và đời sống an sinh xã hội của người dân rơi vào khủng hoảng và nghèo đói (hình 2)

Tóm lại: Lạm phát là một vấn đề kinh tế vĩ mô quan trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Việc hiểu rõ về lạm phát và những tác động của nó giúp chúng ta có những quyết định tài chính khôn ngoan hơn và giúp chính phủ đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp để ổn định nền kinh tế: Đặc biệt là xu hướng của Lãi suất khi mức lạm phát rơi vào vùng cảnh báo.

Nhập Code: VGROUP để được mức ưu đãi giá tốt nhất thị trường khi sử dụng dịch vụ tại http://CKG.Wichart.Vn.