Luật Đất đai (sửa đổi) được QH thông qua ngày 18/01/2024 Đăng ngày: 19-01-2024 Lượt xem: 9322
So với Luật Đất đai 2013, nhìn chung Luật Đất đai sửa đổi bảo vệ lợi ích của người có quyền sử dụng đất thông qua xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Như vậy, doanh nghiệp và NN nhiều khả năng sẽ phải chịu thêm chi phí khi đầu tư dự án. Ngược lại, những quy trình pháp lý (quy hoạch, thu hồi đất...) được làm rõ hơn kỳ vọng sẽ hỗ trợ quá trình phát triển dự án của doanh nghiệp. Cụ thể:
1. Đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất:
(1) Đảm bảo quyền lợi của người thuộc diện bị thu hồi đất thông qua cơ chế Bảng giá đất theo cơ chế thị trường và cập nhật hàng năm từ 01/01/2026 (Điều 158). Đồng thời, bảng giá đất cũng được áp dụng rộng rãi hơn (bổ sung trường hợp tính tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, tính giá trị quyền sử dụng đất, tính giá khởi điểm đấu giá...). Như vậy, Nhà nước cũng sẽ hạn chế thất thoát khi cho các dự án đầu tư thuê đất. -> Đương nhiên, điều này nghĩa rằng chi phí đầu tư của doanh nghiệp (và cả chi phí đầu tư công của Chính phủ) sẽ tăng.
(2) Làm rõ các trường hợp thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (Điều 79) -> theo doanh nghiệp trao đổi, việc này khiến phát triển dự án nhiều bất định hơn do NN sẽ không đứng ra thu hồi đất thay cho DN ở dự án đầu tư nữa, DN sẽ phải đàm phán trực tiếp với người có quyền sử dụng đất
(3) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài có toàn bộ quyền lợi và trách nhiệm tương tự cá nhân trong nước (Điều 4)
(4) Nhà nước có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đủ điều kiện (Điều 15)
(5) Trong trường hợp đã có quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất (Điều 76)
(6) Quy định rõ trách nhiệm hỗ trợ của Nhà nước về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số (Điều 16)
2. Nhà nước thu hồi đất phục vụ phát triển kinh tế-xã hội (Điều 79): Ưu tiên phát triển các công trình công cộng, văn hóa, y tế, giáo dục, khu đô thị hỗn hợp, nhà ở xã hội, khu công nghiệp...
3. Quy hoạch/kế hoạch sử dụng đất (chương V từ điều 60): Các quy hoạch cấp thấp không phải điều chỉnh khi quy hoạch cấp cao được phê duyệt gây ra thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất mà chỉ cần điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất. -> Việc này sẽ có lợi cho doanh nghiệp khi nhiều tỉnh/thành phố đang bị vướng/chờ quy hoạch từ cấp trên.
4. Giữ nguyên quy định yêu cầu dự án nhà ở thương mại phải được phát triển trên đất ở hoặc đất ở và đất khác (Điều 127): -> Quy định cũ này là vấn đề đáng kể với các doanh nghiệp khi nhiều dự án đang mắc ở khâu chuyển đổi mục đích sử dụng đất do không có đất ở
So với dự thảo trình QH tại kỳ họp bất thường, Luật Đất đai sửa đổi chỉ thay đổi một số điểm:
1. Hiệu lực thi hành (Điều 252): Quy định hiệu lực sớm từ 01/04/2024 cho Điều 190 (về Hoạt động lấn biển) và Điều 248 (về Sửa đổi Luật Lâm Nghiệp) dể có cơ sở pháp lý cho hoạt động lấn biển trong 2024.
2. Điều chỉnh Luật Quy hoạch 2017 (Điều 243): Quy hoạch đất quốc gia chỉ quy định các chỉ tiêu sử dụng đất quan trọng cấp quốc gia. Các chỉ tiêu khác được xác định tại quy hoạch cấp tỉnh và cấp huyện để đảm bảo tính khả thi lập quy hoạch.
3. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội (Điều 79): Quy định rõ Quốc hội có thể bổ sung trường hợp thu hồi đất (ngoài 31 trường hợp cụ thể) theo trình tự thủ tục rút gọn (Khoản 32)
4. Ngoài ra, Luật Đất đai giữ nguyên các quy định về Bảng giá đất (Điều 159 - điều chỉnh hàng năm, bát đầu từ 2026), Định giá đất (Điều 158 - giữ nguyên phương pháp định giá thặng dư), Các loại đất thực hiện dự án nhà ở thương mại (Điều 127 - giữ nguyên yêu cầu cần có đất ở hoặc đất ở và đất khác - không cho phép thực hiện dự án với chỉ "các loại đất khác")...