Làn sóng vỡ nợ trỗi dậy ở Mỹ

Làn sóng vỡ nợ trỗi dậy ở Mỹ

Làn sóng vỡ nợ trỗi dậy ở Mỹ

Làn sóng vỡ nợ trỗi dậy ở Mỹ

Làn sóng vỡ nợ trỗi dậy ở Mỹ
Banner Quảng cáo uCustom

Làn sóng vỡ nợ trỗi dậy ở Mỹ

Theo dữ liệu của Moody’s Investors Service, từ đầu năm 2023 đến nay, Mỹ ghi nhận 41 vụ vỡ nợ doanh nghiệp, cao nhất toàn cầu và hơn gấp đôi cùng kỳ 2022. Tuần trước, Chủ tịch FED cảnh báo sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa cho đến khi lạm phát hạ nhiệt.

Theo giới phân tích và các banker, lãi suất tăng cao là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng căng thẳng hiện tại. Nhiều công ty đang rất cần bổ sung thanh khoản hoặc cần tái cấp vốn đối với núi nợ hiện có và họ sẽ phải đối mặt với chi phí vay cao hơn nhiều.

Diễn biến lãi suất của Mỹ

Để tránh vỡ nợ, 1 số phải hoán đổi khoản nợ sang hình thức nợ khác. Trong trường hợp xấu hơn, việc tái cấu trúc có thể xảy ra bên ngoài hoặc tại tòa án. Ông Mohsin Meghji tại M3 Partners chia sẻ: "Tiền giờ trở nên đắt đỏ hơn nhiều. Hãy nhìn vào chi phí vay nợ. 15 năm qua, các vị có thể vay nợ với chi phí hợp lý 4-6% và giờ đây, con số là 9-13%". Tính đến ngày 22/6, 324 doanh nghiệp Mỹ đã nộp hồ sơ phá sản, không cách quá xa với mức 374 công ty trong cả 2022. Mỹ có tới 230 công ty phá sản chỉ riêng 4 tháng đầu năm, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm kể từ 2010…

Moody’s dự báo, tỷ lệ vỡ nợ trên toàn cầu sẽ tăng lên 4,6% vào cuối năm nay, cao hơn mức trung bình những năm qua là 4,1%. Đến tháng 4/2024, tỷ lệ này có thể đạt 5% trước khi hạ nhiệt. Phó chủ tịch Sharon Ou tại Moody's nhận định: "Làn sóng vỡ nợ không tập trung ở bất cứ lĩnh vực cụ thể nào. Thay vào đó, có khá nhiều vụ vỡ nợ trong các ngành khác nhau. Nó phụ thuộc vào đòn bẩy và tính thanh khoản... Nhưng tất cả chúng ta đều hiểu rõ những rủi ro mà các công ty đang phải đối mặt hiện nay. Đó là tăng trưởng kinh tế suy yếu, lãi suất tăng cao và lạm phát dai dẳng”.