Lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán ?

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán ?

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán ?

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán ?

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán ?
Banner Quảng cáo uCustom

Lạm phát ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán ?

1. Lạm phát là gì ?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dich vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Hoặc sự mất giá của một đồng tiền so với loại tiền tệ khác.

2. Nguyên nhân gây ra lạm phát

- Do thừa tiền quá mức

Nguyên nhân mà chúng ta phải kể đến đầu tiên đó chính là do thừa tiền quá mức. Thông thường, lượng tiền sẽ được cân đối để phục vụ cho việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ. Nhưng vì một lý do nào đó mà lượng tiền dư thừa quá mức so với hàng hóa thì sẽ tạo ra hiện tượng lạm phát.

- Do cầu kéo

Lạm phát do sự tăng lên về cầu ( nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “ lạm phát do cầu kéo”. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó mà leo thang dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường.

- Do chi phí đẩy

Lạm phát sinh ra do tăng về chi phí sản xuất dẫn đến sự tăng giá cả sản phẩm đầu ra (chi phí đẩy).

Chi phí đầu vào của doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, thuế và khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng lên, dẫn đến sản phẩm cũng tăng lên và một phần chi phí tăng lên sẽ được chuyển sang người tiêu dùng dẫn đến mức giá chung của toàn thể tăng lên được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.

 

3. Lạm phát đo lường như thế nào ?

Lạm phát được đo lường bằng sự thay đổi giá cả hàng hóa dịch vụ trong một nền kinh tế;

Lạm phát được đo lường thông qua chỉ số CPI (Consumer Price Index);

CPI là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian:

    - Chỉ số CPI dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng

    - Giỏ hàng hóa được tính trong CPI bao gồm các mặt hàng hóa như sau:

         + Lương thực, thực phẩm, ăn uống và gia đình, đồ uống và thuốc lá;

         + May mặc, mũ nón, giày dép;

         + Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng;

         + Thiết bị và đồ dùng gia đình;

         + Thuốc và dịch vụ y tế;

         + Giao thông;

         + Bưu chính viễn thông;

         + Giáo dục;

         + Văn hóa, giải trí và du lịch

         + Hàng hóa và các dịch vụ khác

 

4. Các mức độ của lạm phát

Tùy vào giá trị của lạm phát, chúng ta chia lạm phát thành nhiều cấp độ khác nhau:

     - Giảm phát: mức lạm phát < 0. Khi mức lạm phát < 0, thường sẽ kéo theo nhiều hệ lụy cho nền kinh tế;

    - Lạm phát tự nhiên: mức lạm phát từ 0 – 10 %, đây là tỷ lệ lạm phát hằng năm ở mức 1 con số, được đặt trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Khi giá ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng 1 tháng hay 1 năm. Mức lạm phát này khá là lý tưởng cho việc kích thích và đầu tư phát triển kinh tế.

    - Lạm phát phi mã: là lạm phát trên 10%, hay lạm phát ở mức 2 cho đến 3 con số. Với mức lạm phát phi mã, thì đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, người dân không muốn giữ tiền mặt, mọi người thích giữ hàng hóa vàng hay ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn đinh.

    - Siêu lạm phát: là mức lạm phát trên 1000%. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn, các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi lấy hàng, tiền không còn làm chức năng trao đổi nữa nên tài chính đứng trước nguy cơ siêu khủng hoảng.

 

5. Tác động của giảm phát

Giảm phát là hiện tượng mà mức giá chung của hàng hóa có xu hướng giảm. Vậy tác động của giảm phát đó là gì ?

Đầu tiên, đó là tích trữ tiền mặt ở trong dân dẫn đến thiếu vốn. Điều nay đến từ nguyên nhân là hàng hóa có xu hướng giảm giá và tiền trở nên có giá trị hơn, người dân có xu hướng tiết kiệm và ít tiêu dùng;

Sản xuất bị đình trệ, doanh nghiệp không đầu tư làm cho các hoạt động kinh tế bị ngừng trệ do nhiều người tiêu dùng chờ giảm giá sâu hơn. Giá giảm khiến cho doanh nghiệp không có động lực sản xuất, trì hoãn đầu tư khiến sản xuất bị trì trệ;

Suy thoái là kết quả tất yếu khi người tiêu dùng bị triệt tiêu động lực mua sắm và doanh nghiệp mất đi động lực sản xuất;

Gia tăng nợ: Suy thoái tạo ra vòng xoáy đi xuống kèm theo đó là giá cả giảm kèm theo gia tăng nợ thực tế.

 

6. Tác động của lạm phát tự nhiên

Mức lạm phát vừa phải sẽ có tác động tốt đến nền kinh tế ( 2 – 4 %). Đây là mức lạm phát kỳ vọng của các chính phủ khi điều hành nền kinh tế. Bởi vì mức giá gia tăng trong lạm phát sẽ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và đầu tư, từ đó làm giảm bớt thất nghiệp trong xã hội, đồng thời cũng có tác động kích thích tiêu dùng và giúp tăng trưởng kinh tế.

 

7. Tác động của lạm phát phi mã và siêu lạm phát

Khiến cho lãi suất thực giảm và thụ nhập thực tế giảm. Do lãi suất thực = lãi suất danh nghĩa – lạm phát. Vì vậy, khi lạm phát tăng quá nhanh trong khi lãi xuất danh nghĩa không tăng hoặc tăng chậm hơn so với lạm phát thì sẽ khiến cho lãi suất thực giảm. Điều này cũng tương tự với thu nhập với công thức:

GPD thực = GDP danh nghĩa – Lạm phát

Ngoài ra, tình trạng lạm phát phi mã và siêu lạm phát sẽ khiến cho tình trạng đầu cơ tích lũy hàng hóa, tài sản xuất hiện gây mất cân bằng cung cầu và khiến cho tỷ giá gia tăng. Gia tăng gánh nợ quốc gia. Đầu tư nước ngoài tháo chạy và hệ quả cuối cùng đó chính là GDP thực giảm, kinh tế kiệt quệ.

 

8. Lạm phát ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào ?

Mối tương quan giữa lạm phát và thị trường chứng khoán qua thống kê tại Việt Nam: Lạm phát tăng có mức độ cộng với việc cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu của chính phủ, hệ quả sẽ giúp cho thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng. Nếu lạm phát tăng quá cao, vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ thì hệ quả đó là thị trường chứng khoán suy giảm nhanh. Nếu lạm phát giảm cộng với thực chi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng thì hệ quả là thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại. Và một điều chúng ta rút ra nữa là ở trạng thái trung tính, khi lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá cao, cộng với chính sách thu hẹp tiền tệ thì thị trường chứng khoán sẽ sideway. Qua đây, chúng ta có thể rút ra được mối liên hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán Việt Nam qua thông kê tại Việt Nam như sau:

    - Trường hợp 1: Nếu như lạm phát tăng có mức độ cộng với việc cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu của chính phủ, thì hệ quả sẽ rút ra được đó là thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng nóng;

    - Trường hợp 2: Lạm phát nếu tăng quá cao vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước, thì hệ quả là thị trường chứng khoán sẽ suy giảm mạnh;

    - Trường hợp 3: Khi lạm phát giảm, thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng của chính phủ thì hệ quả là thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại;

   - Trường hợp 4: Ở trạng thái trung tính, khi lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá cao, cộng với việc chính phủ thu hẹp tiền tệ, thì sẽ dẫn đến một hệ quả đó là thị trường chứng khoán sideway down.