Kinh Tế Khó Khăn Nhưng GDP Lại Tăng Trưởng Tốt?

Kinh Tế Khó Khăn Nhưng GDP Lại Tăng Trưởng Tốt?

Kinh Tế Khó Khăn Nhưng GDP Lại Tăng Trưởng Tốt?

Kinh Tế Khó Khăn Nhưng GDP Lại Tăng Trưởng Tốt?

Kinh Tế Khó Khăn Nhưng GDP Lại Tăng Trưởng Tốt?
Banner Quảng cáo uCustom

Kinh Tế Khó Khăn Nhưng GDP Lại Tăng Trưởng Tốt?

Kinh tế thì vẫn còn khó khăn nhưng mà khi anh chị đọc báo hay là xem tivi thì anh chị sẽ thấy con số tăng trưởng ấn tượng khiến nhiều người không khỏi khó hiểu. Và đặt ra câu hỏi: có khi nào GDP là giả tạo?.

 

Thực tế thì làm giả thì rất khó. Vì GDP nếu mà giả sẽ bị các tổ chức quốc tế như WB, IMF phát hiện ngay. Và với chính quyền VN thì không thiếu người sẵn sàng nhảy vào nếu phát hiện sai lệch. Bản thân con số GDP của Việt Nam cũng tương đồng với dự báo của các ngân hàng nước ngoài. Nên nếu nói làm giả thì không đúng.

Nhưng mà nếu nói đúng ra thì GDP có lẽ không phản ánh mức thịnh vượng kinh tế như nhiều người kỳ vọng. Và thực ra, thì GDP của Việt Nam phần lớn đến từ FDI – tức là vốn đầu tư từ nước ngoài, và xuất khẩu – Hai loại dữ liệu này không khó đối chiếu nên càng không có chuyện làm giả. Nhưng vấn đề là: dòng tiền tạo ra từ FDI và xuất khẩu có thực sự chảy vào nền kinh tế Việt Nam hay không?.

Câu trả lời là: có – nhưng rất ít.

Bởi vì khi công ty nước ngoài đầu tư mở nhà máy rồi chế tác xuất khẩu thì họ có bị ép giữ lại lợi nhuận ở Việt Nam không ? Hoàn toàn không. Họ có thể chuyển lợi nhuận về nước hoặc mở rộng sản xuất cho chính họ. Nhưng mà lương họ trả nhân công và tiền thuê đất thì sao ? Những khoản đó đáng ra cũng phải tăng dòng tiền lưu thông vào thị trường Việt Nam chứ?.

Có thể nói rằng công ty nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, hoàn toàn không buộc phải thuê nhân công người Việt Nam. Họ thường xuyên đưa nhân công người Trung Quốc nước họ sang. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu cũng có thể mua từ nước họ chuyển sang, không nhất thiết mua của Việt Nam. Còn tiền thuê đất và thuế thì họ đương nhiên phải trả. Nhưng thực tế là chính sách lại có rất nhiều ưu đãi về tiền đất, tiền thuế … nên là khiến nguồn thu này giảm.

Vậy có thể tạm coi rằng tiền từ FDI và xuất khẩu có ngấm vào thị trường Việt Nam, nhưng là rất ít nên khó cảm nhận được. Và do đó GDP tạo cảm giác phi thực tế có thể là do vậy. Vậy nếu giả định này là đúng, thì việc tăng thuế quan của Mỹ hiện tại có thể khiến kinh tế Việt Nam gặp nhiều áp lực hơn trong tương lại.

Nếu anh chị muốn hiểu rõ hơn đâu là phần tăng trưởng thực chất, đâu là phần cần cảnh giác – thì nhớ theo dõi các bài viết tiếp theo. Vì nhìn được bản chất của GDP, là mình nhìn được bản chất của cổ phiếu và chu kỳ đầu tư sắp tới!

 

=================

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán để nhận tư vấn đầu tư: Tại Đây

Nhóm zalo cộng đồng: Tại Đây