Giá cước vận tải biển leo thang do xung đột ở dải Gaza và tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Đăng ngày: 16-01-2024 Lượt xem: 410
Cước biển tuyến Viễn Đông – châu Âu leo thang do xung đột ở dải Gaza
Sự gián đoạn tuyến vận chuyển của các hãng tàu do xung đột ở dải Gaza đã đẩy giá vận chuyển tuyến Viễn Đông – châu Âu lên mức cao nhất trong 15 tháng qua.
Cước vận chuyển khu vực này đã nhảy vọt lên mức 2.694 USD/TEU vào hôm thứ Sáu vừa qua, tăng 80% so với tuần trước đó. Mức độ tăng hơn gấp ba lần kể từ đầu tháng. Lần cuối cùng các hãng khai thác chứng kiến mức cước tương tự là trước kì nghỉ Tuần Lễ Vàng ở Trung Quốc thời điểm đầu tháng 10/2022.
Cước giao ngay khu vực Viễn Đông tới Địa Trung Hải cũng tăng 70% so với tuần trước lên mức 3.491 USD/TEU vào hôm thứ Sáu vừa rồi, cũng là mức cao nhất trong 15 tháng qua.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Containerized Freight Index (SCFI) đạt ngưỡng 2.240 điểm hôm thứ 12/01, với tất cả các tuyến thành phần đều cho thấy sự cải thiện tích cực hàng tuần, ngoại trừ các tuyến Thượng Hải – Nhật Bản và Thượng Hải – Hàn Quốc.
Với sự gián đoạn do chiến sự gây ra, chỉ số SCFI hiện đã cao hơn mức trung bình 1.006 điểm của 2023. Các hãng vận tải cũng có thể được hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao, sản lượng hàng xuất của Trung Quốc hồi tháng 11 vừa qua đã tăng trưởng lần đầu tiên sau 6 tháng.
Trước thời điểm xảy ra cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào ngày 7 tháng 10 vừa qua, chỉ số SCFI đã lao dốc xuống mức thấp nhất kể từ khi bùng dịch COVID. Tuy vậy, nó cũng không thấp hơn mức 2019, mặc dù các nhà vận chuyển chỉ ra rằng chi phí hiện cao hơn đáng kể so với thời kì trước COVID.
Tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ bắt đầu thể hiện trên thị trường thuê tàu
Thị trường thuê tàu container đã bắt đầu năm 2024 một cách sôi động không kém so với cuối năm 2023. Bất chấp sự gia tăng trọng tải đóng mới liên tục ở tất cả các kích cỡ, nhu cầu mạnh mẽ ở hầu hết các cỡ tàu cho thuê, ngoại trừ các loại nhỏ.
Với việc hầu hết các hãng vận tải tránh khu vực Biển Đỏ đã góp phần vào hoạt động sôi nổi của thị trường, với trọng tải tăng thêm được triển khai để bù đắp cho thời gian vận chuyển kéo dài hơn qua Mũi Hảo Vọng để kết nối khu vực châu Á với bất kì khu vực nào bên bờ Tây Suez. Câu hỏi đặt ra là cuộc xung đột này sẽ kéo dài bao lâu và nó có thể ảnh hưởng lên thị trường thuê tàu như thế nào nếu tình trạng này kéo dài lâu hơn. Alphaliner đã nhận thấy ít nhất 4 tàu được coi là ‘Red Sea Traders’ với giá cao hoặc là tàu xếp thêm hàng bổ sung từ châu Á tới châu Âu. Nhiều lịch trình như vậy có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Nhu cầu hàng hóa xuất khẩu từ châu Á mạnh cũng khiến nhu cầu tải trọng tăng cao, trong bối cảnh Tết Nguyên đán còn một tháng nữa sẽ đến.
Sự kết hợp của những yếu tố này dẫn đến giá cước vận chuyển tăng vọt, đặc biệt là giữa châu Á và châu Âu nơi mà một Teu hàng hóa xuất khỏi Trung Quốc hiện có cước theo SCFI là vào 2.800 USD, trong khi đó hồi đầu tháng 12 chỉ là 850 USD mà thôi.
Điều này có nghĩa là năm 2024 có thể sẽ là một năm thử thách nữa với thị trường khi mà khoảng 3,2 triệu TEU tàu đóng mới dự kiến được đưa vào khai thác trong vòng 12 tháng tới. Rõ ràng rằng, một cuộc khủng hoảng dai dẳng ở Biển Đỏ, và ở mức độ thấp hơn là các vấn đề tồn đọng ở kênh đào Panama có thể phần nào giảm bớt nguy cơ dư thừa công suất do việc tăng thêm tải trọng gây nên. CII cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ, hoạt động phá dỡ cũng vậy, tuy nhiên nhu cầu hàng hóa sẽ cần phải rất mạnh để đáp ứng công suất đóng mới sắp tới. Do vậy Alphaliner vẫn thận trọng về triển vọng thị trường thuê tàu trong năm mới này.