Dòng vốn FDI là gì ? Ảnh hưởng của FDI đến thị trường chứng khoán ? Đăng ngày: 01-09-2023 Lượt xem: 224
1. FDI là gì?
FDI là viết tắt của từ “Foreign Direct Investment” có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là hình thức kinh doanh của doanh nghiệp nên kinh tế này hoạt động trên lãnh thổ của nên kinh tế khác nhằm đạt được các lợi ích lâu dài và danh quyền quản lý thực sự doanh nghiệp.
2. Vốn FDI là gì ?
Vốn FDI là dòng vốn của các cá nhân, tổ chức của nền kinh tế này đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của nền kinh tế khác nhằm mục đích sản sinh lợi nhuận hoặc các lợi ích khác cho nhà đầu tư.
3. Nguồn gốc và bản chất của FDI:
- Mặc dù xuất hiện muộn hơn các đoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.
- Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:
+ Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư;
+ Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý;
+ Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa;
+ Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia;
+ Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính và thương mại quốc tế;
4. Các đặc điểm chính của FDI
+ Mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư;
+ Tùy theo quy định của từng quốc gia, nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp đầu tư;
+ Các nước muốn hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư;
+ Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ góp vốn giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp, lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này;
+ Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp;
+ Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường, hình thức quản lý, công nghệ do đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi ít cao nhất.
+ Doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các nước tiếp nhận đầu tư chính vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.
5. Vai trò của FDI
- Tác động tích cực của FDI
+ Do người nước ngoài là người trực tiếp điều hành, quản lý vốn nên họ có trách nhiệm cao và kỹ năng tốt;
+ Khai thác được nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lao động dồi dào. Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công chất lượng cao
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ kéo theo đó là quy mô sản xuất rộng lớn, nâng cao sản xuất, giảm giá thành sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng;
+ Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư;
+ Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
+ Tạo nguồn thu ngân sách cho cả hai bên;
- Tác động tiêu cực của FDI
Không thể phủ nhận những tác động tích cực mà FDI mang lại, nhưng cũng không lơ đi những tác động tiêu cực của nó. Đặc biệt trong kinh doanh, việc nhận biết sớm những mặt tiêu cực của một vấn đề sẽ là lợi thế, nhằm xây dựng những kế hoạch và định hướng đúng đắn.
Đối với FDI, cũng không trách được những tác động tiêu cực điển hình như sau:
+ Phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong môi trường mới về chính trị, xung đột vũ trang. Hay đơn thuần là những tranh chấp nội bộ, mâu thuẫn về những khác biệt trong tư duy truyền thống;
+ Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế;
+ Các chính sách trong nước có thể bị thay đổi bởi khi đưa ra yêu cầu đầu tư, các nhà đầu tư thường có các biện pháp vận động Nhà nước theo hướng có lợi cho mình;
+ Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo.
Những tác động tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân. Vì thế, nhà nước ta cần có những chính sách thông thoáng, lắng nghe đàm phán và sẵng sàn hợp tác. Mặc khác, siết chặc quản lý, theo dõi nghiêm ngặt các hoạt động kinh doanh.
Tất cả nhằm phục vụ và đảm bảo lợi ích, quyền lợi hợp pháp và chính đáng của nhân dân.