CPI thấp hơn dự báo và góc nhìn của các thành viên FOMC

CPI thấp hơn dự báo và góc nhìn của các thành viên FOMC

CPI thấp hơn dự báo và góc nhìn của các thành viên FOMC

CPI thấp hơn dự báo và góc nhìn của các thành viên FOMC

CPI thấp hơn dự báo và góc nhìn của các thành viên FOMC
Banner Quảng cáo uCustom

CPI thấp hơn dự báo và góc nhìn của các thành viên FOMC

CPI THẤP HƠN DỰ BÁO TẠO TIỀN ĐỀ CHO FED CẮT LÃI SUẤT VÀO THÁNG 9 NHƯNG CÁC THÀNH VIÊN FOMC LẠI CÓ GÓC NHÌN KHÁC…

CPI Mỹ yếu hơn dự báo trong tháng 5

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng yếu hơn dự báo trong tháng 5/2024, qua đó giảm bớt áp lực với Fed.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số CPI đi ngang khi so với tháng trước và tăng 3.3% so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn dự báo tăng 0.1% so với tháng trước và 3.4% so với cùng kỳ.

Loại trừ thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0.2% so với tháng trước và tăng 3.4% so với cùng kỳ, cũng thấp hơn dự báo 0.3% và 3.5% của các chuyên gia.

Số liệu cho thấy lạm phát hạ nhiệt trên diện rộng, chỉ riêng chi phí nhà ở tăng 0.4% so với tháng trước và tăng 5.4% so với cùng kỳ. Các con số liên quan tới nhà ở là yếu tố khiến Fed “đau đầu” trong cuộc chiến chống lạm phát và cũng chiếm tỷ trọng cao trong rổ CPI.

CPI tăng yếu hơn dự báo nhờ giá năng lượng giảm 2%, trong khi thực phẩm chỉ tăng 0.1%. Trong giá năng lượng, giá khí đốt giảm tới 3.6%. Các thành phần cũng đáng chú ý là bảo hiểm xe gắn máy giảm 0.1% so với tháng trước, nhưng vẫn còn tăng hơn 20% so với cùng kỳ. 

“Cuối cùng cũng có một vài bất ngờ tích cực”, Robert Frick, Chuyên gia kinh tế doanh nghiệp tại Navy Federal Credit Union, cho hay. “Giá xăng đã giảm, nhưng không may là chi phí nhà ở vẫn tiếp tục tăng và vẫn là nguyên nhân chính gây ra lạm phát. Cho tới khi chi phí nhà ở quay đầu giảm, chúng ta sẽ không thấy CPI hạ nhiệt đáng kể đâu”.

Ngoài ra, FOMC Statement nhấn mạnh: lạm phát chỉ đang giảm ở tốc độ khiêm tốn (modest) trong những tháng gần đây!

Sau khi thông tin này được đưa ra, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ có 2 lần cắt giảm lãi suất trong năm nay vào tháng 9 và tháng 11, nhưng sau cuộc họp FOMC lại đưa ra góc nhìn khác so với sự hồ hởi của thị trường…

 

FOMC tháng 6/2024: Fed bi quan hơn trong các dự báo kinh tế

Thông báo của Fed sau cuộc họp cho biết: “Lạm phát đã giảm bớt trong năm qua nhưng vẫn ở mức cao”, chỉ thay đổi một chút so với sự kiện trước với thông báo mới: “Trong những tháng gần đây, lộ trình tiến tới mục tiêu lạm phát 2% đã có một chút tiến triển.”

Với biểu đồ dot plot vốn được thị trường theo dõi chặt chẽ, kỳ vọng của quan chức Fed là thực hiện lộ trình hạ lãi suất mạnh tay hơn vào năm 2025, với 4 lần cắt giảm tương đương 1%. Từ nay đến năm 2025, Uỷ ban dự đoán sẽ có tổng cộng 5 lần hạ lãi suất, tương đương 1,25 điểm phần trăm, trong khi dự đoán hồi tháng 3 là 6 lần. 

Một dấu hiệu khác cho thấy quan điểm cứng rắn của Fed, đó là biểu đồ dot plot cho thấy có 4 quan chức ủng hộ việc không hạ lãi suất trong năm nay, tăng so với 2 quan chức trước đó.

Dự trù kinh tế vĩ mô: nâng dự báo lạm phát PCE 3 năm tới và tỷ lệ thất nghiệp năm 2025-2026

Trong Bản tóm tắt Dự báo Kinh tế của FOMC:

Giữ nguyên dự trù tăng trưởng GDP ở mức 2.1% năm 2024 như hồi tháng 3.

Giữ dự trù thất nghiệp ở mức 4% trong năm 2024 - nhưng tăng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp lên 4.2% năm 2025 và 4.1% năm 2026.

=> Fed cho rằng thị trường lao động sẽ xấu đi vào năm sau?

Tăng dự trù lạm phát PCE cho cả 2 năm 2024 và 2025. PCE ghi nhận mức tăng lần lượt là 2,7% và 2,8% trong tháng 4. Các quan chức Fed dự đoán lạm phát phải đến năm 2026 mới quay trở lại mức mục tiêu 2%.

=> Fed không tự tin về tiến trình giảm lạm phát!

Kết luận:

Với những triển vọng về vĩ mô và góc nhìn của FED, ta có thể thấy FED không lạc quan mấy về vấn đề kinh tế, họ đang muốn neo giữ lãi suất cao hơn để ưu tiên cho vấn đề về lạm phát hơn là tập trung cho kinh tế, quan điểm đó rất rõ với việc sẽ chỉ có 1 lần giảm lãi suất vào tháng 11 trong năm 2024, và giảm 4 lần trong 2025, tỷ lệ thất nghiệp 4% sẽ vẫn còn cao và đánh đổi bằng sự chậm lại của kinh tế.

Cuộc chiến chống lạm phát của FED vẫn còn rất dai dẳng và trong quá trình đó đánh đổi bằng việc tăng trưởng kinh tế, giảm nhu cầu, thất nghiệp tăng và lo ngại suy thoái kinh tế. Dòng tiền vẫn sẽ bị rút ra khỏi thị trường Việt Nam khi mức chênh lệch lãi suất còn cao như hiện tại cũng đang là một sức ép lớn đến nhà điều hành chính sách tiền tệ, Vĩ mô trong thời gian tới. Tuy nhiên sau đợt giảm lãi suất đầu tiên của FED thì mọi chuyện sẽ dễ thở hơn rất nhiều.

Và bỏ qua những biến động vĩ mô bất định vừa nếu trên. Nội tại kinh tế Việt Nam vẫn cho thấy những quyết tâm rõ ràng của chính phủ khi đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 6 -6,5% trong năm 2024. Đây là ý chí của chính phủ và cho thấy quyết tâm phục hồi, tăng trưởng kinh tế vượt trội so với các nước trong khu vực nói riêng và cả thế giới nói chung.

Về góc nhìn đầu tư, trước giờ vốn dĩ thị trường đã nhìn vào trong số kinh tế, nên hôm nay có thông tin đi nữa cũng sẽ không thay đổi; chỉ là việc cởi trói tâm lý để NĐT chấp nhập rủi ro. Nhưng hiện tại cũng đang ở giữa tháng 6, không phải lúc cứ mua vào lúc cổ phiếu vượt đỉnh và chờ đợi là sẽ thắng.