Chứng khoán phái sinh là gì? Đăng ngày: 13-02-2023 Lượt xem: 155
1. Chứng khoán phái sinh là gì ?
Chứng khoán phái sinh là 1 hợp đồng tài chính được thiết lập ngày hôm nay giữa hai bên tham gia, về một giao dịch sẽ được thực hiện vào một thời điểm nào đó trong tương lại. Giao dịch được thỏa thuận trong hợp đồng thường liên quan đến việc mua/ bán một tài sản – chính là tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh. Trong thời gian tồn tại của hợp đồng, giá trị của chứng khoán phái sinh không cố định mà thay đổi theo sự biến động giá tài sản cơ sở của nó.
2. Các loại chứng khoán phái sinh
Gồm 4 loại chính:
- Hợp đồng kỳ hạn (Forward): Là sự thỏa thuận mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng.
- Hợp đồng tương lai (Future): Là thỏa thuận mua bán một loại tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá chuyển giao (future price) tài sản đó tại một thời điểm có hiệu lực trong tương lai.
- Hợp đồng quyền chọn (Option): Là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó có quyền ( không phải nghĩa vụ ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá đã được xác định từ trước.
- Hợp đồng hoán đổi (Swap): Là sự thỏa thuận giữa hai bên để trong đó hai bên đối tác trao đổi dòng tiền này lấy một dòng tiền khác của bên kia.
Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai.
3. Đặc điểm của hợp đồng tương lai
Mức giá chuyển giao được điều chỉnh theo tình hình thị trường:
- Mức giá này được ấn định ban đầu và thay đổi sau mỗi phiên trên thị trường.
- Giá chuyển giao của hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố và liên tục theo đổi theo thời gian.
- Nếu giá giao ngay của tài sản cơ sở tăng thì thông thường giá chuyển giao cũng tăng và ngược lại. Vào cuối phiên, mức giá chuyển giao của hợp đồng tương lai sẽ được công bố và có hiệu lực cho đến phiên tiếp theo.
Hợp đồng tương lai yêu cầu tỷ lệ ký quỹ:
- Khi tham gia hợp đồn tương lai, người mua và người bán phải mở tài khoán ký quỹ tại sàn, và ký quỹ một tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng.
- Số dư tài khoản ký quỹ của bên tham gia giao dịch sẽ luôn thay đổi theo giá hàng ngày và không được thấp hơn mức ký quỹ duy trì ( theo quy định của sở giao dịch).
Vị thế:
- Vị thế của hợp đồng tương lai là trạng thái giao dịch và khối lượng của sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ. Hợp đồng tương lai bao gồm vị thế mua và vị thế bán.
- Ví dụ: Nếu nhà đầu tư dự đoán giá chỉ số VN30 Index sẽ tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ mua hợp đồng, được gọi là mở vị thế mua hay tham gia vị thế mua (bên mua), ngược lại, nếu nhà đầu tư nghĩ rằng giá VN30 Index sẽ giảm trong tương lai, nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán).
- Hiện tại ở thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có duy nhất sản phẩm chứng khoán phái sinh là hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là chỉ số VN30.
4. Phân biệt giữa chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở
Nội dung |
Chứng khoán cơ sở |
Chứng khoán phái sinh |
Thị trường giao dịch |
Giao ngay: sau khi kết thúc giao dịch, bên mua tiếp nhận quyền sở hữu. |
Giao tương lai: Bên mua/ bán thống nhất mức giá, khối lượng và thực hiện chuyển giao tiền/ hàng hoặc khoản chênh lệch vào ngày đáo hạn. |
Số lượng phát hành/ niêm yết |
Có giới hạn (phụ thuộc vào tổ chức phát hành) |
Không giới hạn, dựa trên cung cầu của nhà đầu tư. |
Nghĩa vụ bên bán |
Sau khi đã giao chứng khoán cở sở là hết nghĩa vụ |
Có nghĩa vụ từ khi mở vị thế đến khi đóng vị thế hoặc tất toán hợp đồng. |
Ký quỹ |
100% tiền mua, 100% chứng khoán bán |
Người mua/ bán bắt buộc phải có một phần giá trị ký quỹ để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán. |
Bán khống |
Theo quy định ở thị trường Việt Nam không được phép thực hiện |
Tham gia vị thế bán mà không cần có tài sản cơ sở. |
Ngày giao dịch cuối cùng |
Ngay trước khi CKCS hủy niêm yết |
Ngày cuối cùng mà một hợp đồng được giao dịch trong tháng đáo hạn của hợp đồng đó. Hết ngày GDCC, tất cả các vị thế đang nắm giữ đối với hợp đồng đáo hạn sẽ được thanh toán, hợp đồng này sẽ hủy và thay thế bằng mã Hợp đồng tương lai có thời điểm đáo hạn mới. |
Chu kỳ thanh toán |
Sau khi mua chứng khoán tại ngày T, nhà đầu tư có thể bán chứng khoán sau T+3 |
Lãi/lỗ xác định hằng ngày, nhà đầu tư muốn tiếp tục nắm giữ vị thế phải đạt mức ký quỹ quy định. |
Hình thức thanh toán |
Chuyển giao vật chất: bên bán có nghĩa vụ giao chứng khoán để chuyển cho bên mua |
Chủ yếu chuyển giao bằng tiền. Ít sử dụng hình thức chuyển giao vật chất, nếu có chỉ diễn ra vào thời điểm thanh toán cuối cùng đối với HĐTL trái phiếu chính phủ. |