[Cập nhật] NHTM Cổ phần Á Châu - ACB - Là thay đổi khẩu vị hay là chiến lược ngắn hạn?

[Cập nhật] NHTM Cổ phần Á Châu - ACB - Là thay đổi khẩu vị hay là chiến lược ngắn hạn?

[Cập nhật] NHTM Cổ phần Á Châu - ACB - Là thay đổi khẩu vị hay là chiến lược ngắn hạn?

[Cập nhật] NHTM Cổ phần Á Châu - ACB - Là thay đổi khẩu vị hay là chiến lược ngắn hạn?

[Cập nhật] NHTM Cổ phần Á Châu - ACB - Là thay đổi khẩu vị hay là chiến lược ngắn hạn?
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật] NHTM Cổ phần Á Châu - ACB - Là thay đổi khẩu vị hay là chiến lược ngắn hạn?


1. Tăng trưởng dư nợ tín dụng ấn tượng (+12,4% ytd); trong đó tốc độ tăng trưởng 2Q24 là +8,4% qoq.

 - Tốc độ tăng trưởng đồng đều tại cả nhóm KHCN và KHDN. Theo ACB chia sẻ, sau khi nhóm Big4 có định hướng cũng như tham gia sâu hơn vào nhóm KHCN thì ACB cũng mở rộng để giảm bớt việc cạnh tranh tại nhóm này.

- Phân khúc KHDN tăng trưởng dư nợ tín dụng mạnh nhất trong 1H24 là nhóm doanh nghiệp thương mại (với việc hồi phục từ các hoạt động XNK), điều này cũng hợp lý với các hoạt động thu phí liên quan đến ngoại tệ và hoạt động mua ngoại tệ từ NHNN trong giai đoạn vừa rồi của ACB.

- Hạn mức tín dụng hiện tại của ACB là 16,1% và có thể tăng thêm tùy thuộc vào việc đánh giá của NHNN để cấp thêm hạn mức.

2. LNTT tăng trưởng tốt, đánh đổi việc giảm NIM để tăng trưởng tín dụng

- LNTT đạt 10,5 nghìn tỷ (+5% yoy – mức tăng trưởng tốt do 1H23 ACB có ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường); hoàn thành 48% KH2024. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng 6% và thu nhập ngoài lãi tăng 13%. CIR cũng được quản trị tốt, đạt 31% trong 1H24 (đây là mức CIR tốt nhất của ACB trong 3 năm gần đây).

- NIM tiếp tục xu hướng giảm (mặc dù trước đó tại cuối năm 2023, ACB kỳ vọng rằng NIM sẽ tạo đáy tại 1Q24) do (1) Cạnh tranh từ các ngân hàng (đặc biệt trong các khoản vay giải ngân mua BĐS) và (2) tỷ lệ CASA của ACB chưa có cải thiện, đi ngang ở mức 22,3%.

 

3. Chất lượng tài sản giảm theo xu hướng chung của toàn ngành

- NPL tại 2Q24 đạt 1,5%, cụ thể NPL nhóm KHCN đạt 1,51%; nhóm KHDN đạt 1,47%.

- Dư nợ cho vay BĐS (bao gồm cả cho vay mua nhà và cho vay kinh doanh BĐS) đạt 115.000 tỷ đồng (tương ứng 21% tổng dư nợ). Trong đó, tỷ lệ cho vay kinh doanh BĐS dưới 4% tổng dư nợ. Nợ xấu của nhóm này đạt 1,79% (tăng 0,4 dpt ytd). 

4. Triển vọng 2H24

- ACB cho rằng lãi suất huy động có thể tăng 50 – 100 bps trong 2H24.

- Tăng trưởng tín dụng theo hạn mức được cấp (hiện tại là 16,1%) với việc mở rộng sang các DN lớn về khai thác KCN cũng như các DN FDI. Với việc cầu tín dụng toàn ngành không bền vững với việc tăng trưởng tín dụng gần như chỉ tập trung ở tháng 6/2024, ACB không đưa ra quan điểm tích cực về việc sẽ chủ động xin thêm hạn mức tín dụng.

- LNTT tăng trưởng theo kế hoạch từ ĐHCĐ (22.000 tỷ đồng).

- ACB đang duy trì trạng thái thanh khoản tốt với việc tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thấp, chỉ ở mức 18% (so với mức tối đa là 30%). ACB cũng cho rằng đây là dư địa cho việc mở rộng các khoản vay dài hạn trong giai đoạn sắp tới đối với một số DN lớn.

- ACB duy trì mức LDR trên mức 80% (so với quá khứ thấp hơn) thể hiện việc tích cực hơn trong hoạt động cho vay (mặc dù BLĐ ACB có khẳng định là ACB không thay đổi khẩu vị rủi ro).