[CẬP NHẬT] - NGÀNH THỦY SẢN (CÁ TRA) - TĂNG TỐC TRONG NỬA CUỐI NĂM

[CẬP NHẬT] - NGÀNH THỦY SẢN (CÁ TRA) - TĂNG TỐC TRONG NỬA CUỐI NĂM

[CẬP NHẬT] - NGÀNH THỦY SẢN (CÁ TRA) - TĂNG TỐC TRONG NỬA CUỐI NĂM

[CẬP NHẬT] - NGÀNH THỦY SẢN (CÁ TRA) - TĂNG TỐC TRONG NỬA CUỐI NĂM

[CẬP NHẬT] - NGÀNH THỦY SẢN (CÁ TRA) - TĂNG TỐC TRONG NỬA CUỐI NĂM
Banner Quảng cáo uCustom

[CẬP NHẬT] - NGÀNH THỦY SẢN (CÁ TRA) - TĂNG TỐC TRONG NỬA CUỐI NĂM

- Sản lượng xuất khẩu cá tra phục hồi dẫn dắt tăng trưởng giá trị ổn định trong nửa đầu năm 2024 

Giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 920 triệu USD (+5% YoY) trong nửa đầu năm 2024. Từ dữ liệu của AgroMonitor, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam tăng 11% YoY đạt 502 triệu USD trong quý 2/2024, chủ yếu được thúc đẩy bởi mức tăng trưởng mạnh về sản lượng 22% YoY một phần bị ảnh hưởng bởi mức giảm 10% YoY trong giá xuất khẩu trung bình. 

- Sản lượng xuất khẩu tăng trưởng mạnh tại các thị trường Mỹ và Trung Quốc và tăng trưởng ở mức một chữ số tại Châu Âu trong quý 2/2024. Trong quý 2/2024, sản lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ tăng mạnh 40% YoY trong khi sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 23% YoY. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu tăng nhẹ 5% YoY. VASEP dự báo xuất khẩu cá tra của Việt Nam sẽ tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ khi các nhà kinh doanh thực phẩm tại các thị trường trọng điểm này đang tăng cường dự trữ cho mùa lễ hội vào cuối quý 3 và quý 4.

- Chi phí nuôi trồng giảm trong khi nguồn cung thắt chặt trong quý 2/2024 Lượng tồn kho cá tra nguyên liệu tiếp tục ở mức thấp; kỳ vọng giá bán phi lê sẽ ổn định trong năm 2024 và phục hồi vào năm 2025. Sản lượng cá tra nguyên liệu từ hoạt động nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm 15% YoY trong nửa đầu năm 2024 (Hình 6), theo AgroMonitor. Nguồn cung bị thắt chặt so với cùng kỳ do thời tiết mưa lớn ở Việt Nam ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và hoạt động nuôi trồng. AgroMonitor dự báo sản lượng thu hoạch cá tra sẽ tiếp tục chững lại vào tháng 8 và tháng 9/2024. Do đó, cho rằng nguồn cung thấp trong bối cảnh nhu cầu phục hồi sẽ củng cố quan điểm của về việc cải thiện giá bán trung bình và giá tại trại nuôi cá tra so với cùng kỳ trong nửa cuối năm 2024 đến năm 2025.

- Giá thức ăn giảm dự kiến hỗ trợ chi phí nuôi cá trong bối cảnh dịch bệnh trên cá vào nửa cuối năm 2024. Trong quý 2/2024, mức hòa vốn của người nuôi giảm 4% QoQ xuống còn khoảng 26.000 đồng/kg, chủ yếu cho rằng là do chi phí bột thức ăn cá giảm trong tháng 1-7/2024. Giá bột đậu nành tại Mỹ đã giảm 2% trong tháng 1-7/2024 và bột đậu nành là thành phần chính để sản xuất bột cá (chiếm 50%-70% giá vốn hàng bán của cá nguyên liệu, theo (VASEP). Do đó, kỳ vọng chi phí nguyên liệu giảm sẽ giúp giảm gánh nặng do dịch bệnh trên cá cho người nuôi trong nửa cuối năm 2024. 

* Đánh giá thị trường xuất khẩu lớn:

- Chi tiêu tiêu dùng tại Mỹ dự kiến sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2024 mặc dù niềm tin của người tiêu dùng yếu hơn trong quý 2/2024: Chi tiêu của người tiêu dùng cho thực phẩm đã tăng tạm thời vào tháng 4/2024 nhưng đi ngang sau đó do niềm tin giảm. Lo ngại về bất ổn kinh tế và lạm phát đã khiến chi tiêu thận trọng hơn và các nhà bán lẻ phải giảm giá trong quý 2/2024. Dù vậy, chi tiêu dự kiến sẽ vẫn ổn định và chuyển hướng sang phân khúc giá rẻ trong nửa cuối năm 2024. Điều này có thể gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong việc đạt mức tăng trưởng giá bán trung bình so với cùng kỳ.

- Nhu cầu cá tra ở thị trường Trung Quốc: Trong ngành thủy sản, dự báo của VASEP cho thấy sự cạnh tranh xuất khẩu tôm sẽ gia tăng khi Ecuador, Ấn Độ và Indonesia mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc, đặc biệt khi Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp cao. Khiến người tiêu dùng Trung Quốc chi tiêu thận trọng có thể có lợi cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam, vì cá tra có giá trị kinh tế hơn so với các loại cá thịt trắng khác như cá rô phi và cá chép.

Các biện pháp kiểm soát chặt chẽ của EU đối với sản phẩm thủy sản của Nga và Trung Quốc có thể tạo cơ hội cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU. Quyết định của Hội đồng EU vào tháng 12/2023 loại các sản phẩm thủy sản của Nga khỏi chế độ miễn thuế trong giai đoạn 2024-2026, mở ra cơ hội dài hạn cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu tôm và cá tra sang thị trường EU.

 

=>> Qua đó, cho thấy nhu cầu liên tục phục hồi cùng với mùa cao điểm đối với các sản phẩm thủy sản sắp đến sẽ thúc đẩy các hoạt động dự trữ tích cực hơn của các doanh nghiệp khai thác thực phẩm và các cửa hàng trong nửa cuối năm 2024. Nên kỳ vọng VHC chủ yếu xuất khẩu thị trường Mỹ sẽ tiếp tục hồi phục vào cuối năm, còn để kỳ vọng sự đột biến về lợi nhuận thì anh chị có thể cân nhắc ANV thị trường xuất khẩu chính là thị trường Trung Quốc.