[Cập nhật] Ngành thép - Nhu cầu hồi phục chủ yếu xuất phát từ xuất khẩu - Biên lợi nhuận dự kiến giảm do giá nguyên liệu tăng

[Cập nhật] Ngành thép - Nhu cầu hồi phục chủ yếu xuất phát từ xuất khẩu - Biên lợi nhuận dự kiến giảm do giá nguyên liệu tăng

[Cập nhật] Ngành thép - Nhu cầu hồi phục chủ yếu xuất phát từ xuất khẩu - Biên lợi nhuận dự kiến giảm do giá nguyên liệu tăng

[Cập nhật] Ngành thép - Nhu cầu hồi phục chủ yếu xuất phát từ xuất khẩu - Biên lợi nhuận dự kiến giảm do giá nguyên liệu tăng

[Cập nhật] Ngành thép - Nhu cầu hồi phục chủ yếu xuất phát từ xuất khẩu - Biên lợi nhuận dự kiến giảm do giá nguyên liệu tăng
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật] Ngành thép - Nhu cầu hồi phục chủ yếu xuất phát từ xuất khẩu - Biên lợi nhuận dự kiến giảm do giá nguyên liệu tăng

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố sản lượng thép tiêu thụ Q3/2023 của Việt Nam đạt 6,1 triệu tấn (tăng 5,7% so với cùng kỳ và tăng 2,4% so với quý trước). So với cùng kỳ, xuất khẩu đóng vai trò chính giúp sản lượng tiêu thụ hồi phục, tăng 78% so với cùng kỳ lên hơn 2 triệu tấn trong khi nhu cầu trong nước giảm 12% so với cùng kỳ xuống còn 4 triệu tấn. So với quý trước, nhu cầu nội địa chỉ cải thiện một chút, tăng 5,4% trong khi sản lượng xuất khẩu giảm nhẹ 3,1%.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, sản lượng thép tiêu thụ của Việt Nam đạt 17,7 triệu tấn (giảm 10% so với cùng kỳ), trong đó sản lượng xuất khẩu tăng 28% so với cùng kỳ đạt 5,7 triệu tấn trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa giảm 21% so với cùng kỳ còn 12 triệu tấn.

Doanh nghiệp khó chuyển tác động tăng chi phí đầu vào sang cho khách hàng

Đối với các doanh nghiệp sử dụng quặng sắt và than cốc là nguyên liệu đầu vào chính như HPG, khả năng sẽ có một số thách thức trong ngắn hạn khi giá than cốc tăng gần đây. Trong khi giá bán bình quân HRC nhiều khả năng liên kết chặt chẽ với giá thế giới, giá bán bình quân thép xây dựng chủ yếu phụ thuộc vào thị trường nội địa. Cả nhu cầu thế giới và trong nước vẫn còn yếu mặc dù có hồi phục Vì vậy, các doanh nghiệp thép sẽ khó tăng giá bán trong bối cảnh niềm tin tiêu dùng đang thấp.

Diễn biến giá quặng sắt. Nguồn: Trading Economics

Đối với các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ - sau khi hồi phục mạnh trong 6 tháng qua (từ tháng 3 đến tháng 8), nhu cầu xuất khẩu suy yếu cần đây (tháng 9/tháng 10) đã gây ra sự lo ngại về tốc độ hồi phục trong thời gian tới.
 

Diễn biến giá HRC. Nguồn: Trading Economics

Áp lực đến biên lợi nhuận trong ngắn hạn

Hiện tại, khả năng lợi nhuận sẽ chịu áp lực trong ngắn hạn với lợi nhuận của HPG sẽ giảm so với quý trước do chi phí đầu vào tăng. Lợi nhuận của HSG cũng sẽ chịu ảnh hưởng mặc dù KQKD Q4/2023 (nằm tài chính của HSG kết thúc vào ngày 30/9) rất tích cực nhưng sẽ khó duy trì. Đối với NKG, Q3/2023 sẽ là nền rất thấp nên có kỳ vọng công ty sẽ hồi phục dần.

Giá HRC đã tăng nhẹ 3-4% kể từ cuối tháng 10. Nếu xu hướng này tiếp diễn, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thép có thể cải thiện trong những tháng còn lại của năm so với mặt bằng tháng 10.