[Cập nhật ngành điện] Chính Phủ đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp cho điện tái tạo

[Cập nhật ngành điện] Chính Phủ đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp cho điện tái tạo

[Cập nhật ngành điện] Chính Phủ đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp cho điện tái tạo

[Cập nhật ngành điện] Chính Phủ đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp cho điện tái tạo

[Cập nhật ngành điện] Chính Phủ đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp cho điện tái tạo
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật ngành điện] Chính Phủ đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp cho điện tái tạo

Ngày 3/7/2024, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP về cơ chế mua bán điện trực tiếp cho điện tái tạo. Em xin phép cập nhật một sô nội dung và nhận định về Nghị định.

Nội dung Nghị định 80/2024 – DPPA:

NĐ80 quy định cơ chế cho phép các nhà máy điện tái tạo bán điện trực tiếp cho các Khách hàng sử dụng điện lớn (tiêu thụ sản lượng điện trên 200.000 KWh/tháng)

Cơ chế mua bán điện bao gồm 2 loại:

- Mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng:

+ Áp dụng cho các nhà máy ở gần với khách hàng tiêu thụ (NMĐ ở gần/ trong cùng khu công nghiệp). Hai bên tự đầu tư hệ thống lưới điện kết nối từ nhà máy tới nơi tiêu thụ.

+ Cơ chế mua bán tự thỏa thuận: Hai bên tự thỏa thuận hợp đồng mua bán điện, bao gồm: giá bán điện, công suất, sản lượng điện, trách nhiệm đầu tư, thời hạn hợp đồng,...

+ Nhà máy có thể thỏa thuận bán phần điện dư cho EVN và khách hàng vẫn được phép mua điện từ EVN (ngoài hợp đồng giữa 2 bên).

- Mua điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia:

+ Áp dụng được cho mọi NMĐ, khách hàng lớn đang đầu nối với hệ thống lưới điện quốc gia, kể cả ở xa, không giao - nhận điện trực tiếp với nhau. Tuy nhiên cơ chế mua bán điện này phức tạp hơn.

+ Cơ chế mua – bán điện bao gồm 2 phần: (1) Mua bán với EVN thông qua thị trường điện và (2) Hợp đồng DPPA trực tiếp giữa NMĐ và Khách hàng (hợp đồng kỳ hạn tương tự như hợp đồng CfD đối với nhiệt điện).

2. Đánh giá tác động của NĐ80: Triển vọng tích cực cho nhóm NLTT nếu triển khai được, tuy nhiên khả năng triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn.

- DPPA nếu đc triển khai tốt sẽ tạo điều kiện để phát triển cho lĩnh vực điện NLTT, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp NLTT và khách hàng công nghiệp (KHCN):

+ Tạo cơ chế giá bán để triển khai dự án: Cơ chế DPPA được ban hành sẽ giúp các doanh nghiệp có thể triển khai các dự án mới để gia tăng công suất, sản lượng điện, doanh thu (các dự án không thể triển khai do không có cơ chế giá sau khi FiT hết hiệu lực).

+ Đáp ứng các KHCN có yêu cầu cao về ESG. Hiện nay rất nhiều KHCN có yêu cầu cao về ESG và cần mua điện từ các nguồn NLTT. Khách hàng mua điện theo DPPA sẽ có thể chứng minh được sản lượng mua từ nguồn NLTT để được cấp các chứng chỉ môi trường.

+ Giá bán cho các KHCN sẽ hấp dẫn hơn bán cho EVN: Giá mua điện tái tạo của EVN hiện đang rất thấp (mới nhất là theo cơ chế chuyển tiếp: ĐMT là 1.185đ; điện gió onshore là 1.587đ; offshore là 1.815đ). Các KHCN hoàn toàn có thể trả cao hơn EVN do: (1) hiện tại họ đang mua điện từ EVN với giá trung bình từ 1.650 – 1.800đ và (2) lợi ích từ ESG khiến họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn cho các hợp đồng DPPA.

- Tuy nhiên, việc triển khai cơ chế DPPA trên thực tiễn sẽ gặp nhiều khó khăn do vướng mắc với QHĐ8.

+ DPPA phù hợp hơn đối với ĐMT do ĐMT có chi phí thấp và có vị trí dễ tiếp cận với các KHCN hơn. Tuy nhiên, QHĐ8 hiện đang hạn chế việc phát triển ĐMT cho đến năm 2030 (công suất mới ít, chỉ cho phép tự sản tự tiêu). Nếu QHĐ 8 không cho phép bổ sung dự án thì rất ít nhà máy có thể triển khai được để áp dụng cơ chế DPPA.

+ Điện gió được ưu tiên phát triển hơn trong QHĐ 8, tuy nhiên việc triển khai DPPA với điện gió khó hơn do điện gió có giá cao hơn và khó kết nối lưới trực tiếp hơn do điện gió thường nằm ở những vị trí xa nơi tiêu thụ.