[CẬP NHẬT] - NGÀNH DỆT MAY - BẤT ỔN THẾ GIỚI CẢN TRỞ ĐÀ HỒI PHỤC Đăng ngày: 15-08-2024 Lượt xem: 120
*Tăng trưởng xuất khẩu hạ nhiệt
Tăng trưởng xuất khẩu chậm lại: Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong T7 2024, mặc dù đà tăng đã chậm lại trong Q2. Xuất khẩu sợi và sản phẩm dệt may ước đạt lần lượt 2.5 tỷ USD (+3.7% CK) và 19.8 USD (+4.2% CK).
Thị phần hàng may mặc diễn biến trái chiều tại các thị trường chính: Cập nhật đến cuối T7 2024, thị phần hàng may mặc của Việt Nam tại các thị trường chính nhìn chung tiếp tục mở rộng: Hoa Kỳ (18.3%; năm 2023: 18.2%), Nhật Bản (17.3%; năm 2023: 16.9%) và Hàn Quốc (27.6%; năm 2023: 28.7%). Thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn ở mức cao, trong khi thị phần tại thị trường Hàn Quốc suy giảm. Đồng thời, thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tại các thị trường này tiếp tục xu hướng giảm, mặc dù vẫn giữ vị trí dẫn đầu.
Sản xuất dệt may của Trung Quốc tiếp tục phục hồi: Cập nhật đến cuối T7, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất đối với sản phẩm sợi Việt Nam, chiếm 48.3% tổng kim ngạch xuất khẩu. Khối lượng sản xuất dệt may tại Trung Quốc tiếp tục xu hướng tăng, trong khi khối lượng sản xuất hàng may mặc giảm dần.
Sản xuất dệt may duy trì tăng trưởng: Sản xuất dệt may trong nước tiếp tục cải thiện trong 7T. IIP máng dệt và may mặc tăng lần lượt 12.4% CK và 6.2% CK. Ngoài ra, hệ số sử dụng lao động trong ngành dệt tiếp tục tăng trưởng, trong khi hệ số này ở mảng may mặc cũng cải thiện.
Giá bông nguyên liệu tiếp tục xu hướng giảm: Đến cuối T7, giá bông tiếp tục xu hướng giảm còn khoảng 66 USD/pound, mức thấp nhất kế từ T10 2020. Điều này có thế báo hiệu sự sụt giảm nhu cầu đầu vào của chuỗi giá trị ngành dệt may trong bối cảnh nỗi lo suy thoái tại các thị trường tiêu thụ chính.
*Triển vọng và rủi ro
Các thị trường chính tiếp tục tăng trưởng: Theo dự phóng mới nhất của Ngân hàng Thế giới, dự phóng tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 ở các thị trường chính của Việt Nam tiếp tục tăng, bao gồm Hoa Kỳ (+2.5%; trước đó: +1.6%); EU (+0.7%; không thay đổi); Nhật Bản (+0.9%; trước đó: +0,7%); và Trung Quốc (+4.8%; trước đó: +4,5%). Tăng trưởng ở các nền kinh tế sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu.
Nới lỏng tiền tệ ở các thị trường chính: Trong Q2 2024, một số Ngân hàng Trung ương ở các nước phương Tây đã bắt đầu hạ lãi suất điều hành. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt gần đây và các tín hiệu kinh tế suy yếu, kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất đã tăng mạnh lên 1-1,25 điểm %. Lãi suất điều hành thấp hơn sẽ hỗ trợ nên kinh tế và nhu cầu tiêu dùng dài hạn.
Hàng tồn kho và doanh số bán hàng của các thương hiệu chính: Đến cuối Q2, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng của các thương hiệu lớn, như Nike, Inditex, GAP, H&M và Puma duy trì ở mức thấp hơn so với giai đoạn Q2 2023. Hàng tồn kho tiếp tục xu hướng giảm, trong khi xu hướng tăng trưởng doanh thu giữa các thương lai. Mặt khác, một số thương hiệu không đồng đều. Về mặt tích cực, mức hàng tồn kho thấp hơn sẽ mang lại nhiều dư địa hơn cho việc bổ sung hàng tồn kho trong tương hiệu gần đây đã chứng kiến số liệu doanh thu yếu hơn cùng kỳ, có thế là chỉ báo quan điểm thận trọng về nhu cầu tiêu dùng trong tương lai và sự do dự trong việc tăng mức hàng tồn kho.
Niềm tin của người tiêu dùng suy yếu tại Hoa Kỳ: Nhìn chung, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại các thị trường chính vẫn ổn định trong Q2. Các chỉ số tại Hàn Quốc, số liệu đầu năm 2024 trong bối cảnh dữ liệu kinh tế suy yếu và nỗi lo suy thoái Nhật Bản và EU vẫn duy trì đi ngang. Tuy nhiên, chỉ số này ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể so với gia tăng. Ngoài ra, thị trường Hoa Kỳ đã ghi nhận sự sụt giảm trong tiền tiết kiệm của hộ gia đình, báo hiệu không tích cực cho khả năng tiêu dùng trong tương lai.
Rủi Rủi ro địa chính trị là rủi ro chính đối với nhu cầu hàng dệt may trong thời gian còn lại của năm 2024. Các xung đột địa chính trị không có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này đem đến rủi ro lớn cho nền kinh ro ngân hạn: tế. Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dệt may của Trung Quốc tại các thị trường chính, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu về sợi tại Trung Quốc thấp hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu sợi của Việt Nam.
=>> Do đó, em cho rằng TNG sẽ là doanh nghiệp triển vọng thời gian tới khi mà doanh nghiệp đã ghi nhận kín đơn hàng đến hết T9/2024 và tích cực nhập hàng để chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm là thời điểm cao mùa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đẩy mạnh nhà máy xanh hóa sẽ giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn so với ngành.