[Cập nhật] NGÀNH DẦU KHÍ – Cập nhật thông tin dự án Lô B T03/2024

[Cập nhật] NGÀNH DẦU KHÍ – Cập nhật thông tin dự án Lô B T03/2024

[Cập nhật] NGÀNH DẦU KHÍ – Cập nhật thông tin dự án Lô B T03/2024

[Cập nhật] NGÀNH DẦU KHÍ – Cập nhật thông tin dự án Lô B T03/2024

[Cập nhật] NGÀNH DẦU KHÍ – Cập nhật thông tin dự án Lô B T03/2024
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật] NGÀNH DẦU KHÍ – Cập nhật thông tin dự án Lô B T03/2024

1. Tổng quan dự án Lô B và cập nhật tiến độ dự án

Lô B - Ô Môn là chuỗi dự trọng điểm bao gồm: Dự án phát triển mỏ Lô B (thượng nguồn), Dự án đường ống Lô B - Ô Môn (trung nguồn) và 4 nhà máy điện khí Ô Môn 1, 2, 3, 4 (hạ nguồn), với tổng quy mô đầu tư gần 14 tỷ USD. Theo quy hoạch điện VIII, chuỗi dự án khí, điện Lô B - Ô Môn sẽ là nguồn điện quan trọng, cung cấp bổ sung cho hệ thống điện quốc gia tại khu vực miền Nam giai đoạn 2026 - 2030.

Thượng nguồn: Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 7,9 tỷ USD từ 4 chủ đầu tư bao gồm: PVN (42,9%); PVEP (26,8%), MOECO (Nhật Bản – 22,6%) và PTTEP (Thái Lan – 7,7%). Phú Quốc POC là nhà điều hành của dự án.

Trung nguồn: Tổng vốn đầu tư khoảng 1,3 tỷ trong đó các chủ đầu tư bao gồm PV GAS (51%); PVN (28,7%); MOECO&PTTEP (20,3%).

Hạ nguồn: Tổng vốn đầu ước tính khoảng 4,6 tỷ USD bao gồm 4 nhà máy điện với tổng công suất đạt 3.810 MW. Trong đó, NMĐ Ô Môn I (660 MW) thuộc EVNGENCO 2 đã hoàn thành vào 2015, đang chạy dầu FO và sẽ chuyển sang sử dụng khí Lô B, NMĐ Ô Môn II (1.050 MW) do liên danh Marubeni và WTO làm chủ đầu tư. NMĐ Ô Môn III và IV (2 x 1.050 MW) được chuyển giao cho PVN làm chủ đầu trong năm 2023.

Hiện tại dự án đang được kì vọng sẽ có Quyết định đầu tư cuối cùng - FID trong Q2/2024 và đón dòng khí đầu tiên (First Gas) và năm 2027.
 

2. Cập nhật tiến độ:

Thượng nguồn và trung nguồn đang có tiến độ khả quan. Từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình thượng nguồn và trung nguồn khả quan khi lần lượt 3/6 gói thầu chính đã được trao thầu hạn chế (LLOA) nhằm thể hiện cam kết thực hiện dự án. PVS chia sẽ đã thực hiện được 15% tiến độ công việc thuộc LLOA, cụ thể các gói thầu và FID là vướng mắc cuối cùng giúp các gói thầu được triển khai hoàn toàn.

Hạ nguồn vẫn còn vướng mắc. Phía hạ nguồn vẫn chưa ghi nhận những chuyển biến mới trong giai đoạn nửa cuối 2023 – nay dù 2 dự án Ô Môn 3 và 4 được chuyển giao cho PVN làm chủ đầu tư. Vướng mắc lớn nhất của các dự án hạ nguồn là ký kết các thỏa thuận mua bán khi (GSA, GPSA) và mua bán điện (PPA) khi giá bán điện ước tính của các nhà máy điện sử dụng khí Lô B cao hơn so với giá điện hiện tại. Trong tháng 6/2023 PVN yêu cầu dừng đàm phán hợp đồng mua bán khí (GPSA) do đó chủ đầu tư (bao gồm PVN và các chủ đầu tư nước ngoài) phải đàm phán hợp đồng bán khí (GSA) với từng nhà máy điện.

 

3. Cập nhật thông tin mới:

Ngày 12/03/2024 bộ Công Thương đã có văn bản thúc đẩy tiến độ triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô, đặc biệt là khâu trung nguồn và hạ nguồn nhằm theo kịp tiến độ của thượng nguồn, cụ thể:
(1) Yêu cầu thống nhất ký kết các thỏa thuận thương mại (GPSA; GSA; PPA) để có FID vào cuối T3/2024.

(2) Thúc đẩy dự án đường ống dẫn khí (EPCI#4).
(3) Yêu cầu sớm hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư đối với các nhà máy điện Ô Môn 2; 3; 4.

==> Theo quan điểm của em, đối với vướng mắc về phía hạ nguồn, chủ yếu là giá khí, thì khả năng có FID vào cuối tháng 3 là khó xảy ra cho dù giá khí được chấp thuận do vẫn có nhiều việc phải hoàn thành trong đó bao gồm: (1) ký GPSA giữa chủ mỏ và PVN và khí GSA giữa PVN và các nhà máy điện hoặc (2) PQPOC (PVN và các nhà đầu tư nước ngoài) ký GSA với từng nhà máy điện do GPSA và GSA là điều kiện có FID. Do đó thời điểm sớm nhất để Lô B có FID khả năng cao sẽ vào cuối H1/2024 và hoàn toàn có khả năng tiếp tục chậm trễ. Về gói thầu EPCI #4, PVS chia sẻ rằng đang tham gia đấu thầu và sẽ có kết quả đấu thầu trong thời gian tới.