[CẬP NHẬT] - NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM - VIB - CÂU CHUYỆN CBA THOÁI VỐN VIB Đăng ngày: 25-09-2024 Lượt xem: 112
VIB ĐẰNG SAU THOÁI VỐN!
Tóm tắt:
- Trong phiên 24/9, Cổ đông chiến lược CBA đã bán thỏa thuận 148 triệu cổ phiếu, tương đương 4,97% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB - Mã: VIB), thu về ước tính khoảng 2.750 tỷ đồng.
- Ước tính giá bán ra trung bình là 18.580 đồng/cp.
* THÔNG TIN VỀ CBA
Cổ đông chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA)
- CBA trở thành cổ đông chiến lược của VIB từ năm 2010 khi mua lại 15% cổ phần với giá khoảng 4.000 tỷ đồng sau một khoảng thời gian đàm phán từ năm 2009. Một năm sau đó, CBA đã nâng mức sở hữu tại Ngân hàng VIB lên 20%.
- Với mức vốn hóa 139 tỷ USD, CBA là một trong những ngân hàng hàng đầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và xếp thứ 13 trên toàn cầu.
- Đây cũng là cổ đông chiến lược có vốn hóa lớn nhất của các ngân hàng Việt Nam, vượt qua Mitsubishi UFJ tại Ngân hàng VietinBank, Sumitomo Mitsui tại Ngân hàng VPBank hay Mizuho tại Ngân hàng Vietcombank.
* DIỄN BIẾN VÀ NHẬN ĐỊNH
Thông tin chính
- Toàn bộ số cổ phiếu bán cho nhà đầu tư trong nước.
- VIB đã khóa tỷ lệ room ngoại từ 20,5% xuống 4,99%, nhằm chủ động tìm kiếm đối tác chiến lược mới.
- Chiến lược của CBA: Thoái vốn là bước phù hợp với chiến lược tập trung vào thị trường Australia và New Zealand.
- Động thái thoái vốn khỏi Ngân hàng VIB của CBA đã phần nào được phản ánh trong những kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên gần đây. Vào năm 2019, CBA đã có động thái rút khỏi Hội đồng Quản trị của Ngân hàng VIB.
Nhận định
- Việc giảm room ngoại xuống 4,99% sẽ cho phép VIB chủ động trong việc lựa chọn đối tác chiến lược tiềm năng.
- Không làm thay đổi tổng thể hoạt động kinh doanh cốt lõi của VIB, tạo cơ hội cho cổ đông lớn công ty gia tăng sở hữu.
- Ngược lại, một số quan điểm cho rằng động thái hạ room ngoại của VIB sẽ ảnh hưởng đến giá thoái vốn khi CBA chỉ có thể bán cho nhà đầu tư trong nước.