[Cập nhật] Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – TCB - Tiếp tục tăng trưởng mạnh, chú ý nhiều hơn đến rủi ro

[Cập nhật] Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – TCB - Tiếp tục tăng trưởng mạnh, chú ý nhiều hơn đến rủi ro

[Cập nhật] Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – TCB - Tiếp tục tăng trưởng mạnh, chú ý nhiều hơn đến rủi ro

[Cập nhật] Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – TCB - Tiếp tục tăng trưởng mạnh, chú ý nhiều hơn đến rủi ro

[Cập nhật] Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – TCB - Tiếp tục tăng trưởng mạnh, chú ý nhiều hơn đến rủi ro
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật] Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – TCB - Tiếp tục tăng trưởng mạnh, chú ý nhiều hơn đến rủi ro


1.     Tăng trưởng tín dụng 11,6% ytd, tiếp tục ở mức cao so với trung bình toàn ngành là 6%

TCB tiếp tục thực hiện việc đa dạng hóa danh mục tín dụng. Theo đó, nhóm khách hàng bán lẻ +13,1% ytd (cao hơn so với mức tăng trưởng tín dụng chung của TCB).

Theo cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng cho vay BĐS (doanh nghiệp kinh doanh BĐS) đã giảm nhẹ (từ mức 61% tại 1Q24 xuống mức 59% trong 2Q24).

Riêng về mảng BĐS:

Tỷ lệ giải ngân các khoản vay mua nhà: tăng trưởng mạnh trở lại. Tỷ lệ trả nợ trước hạn tăng.

KH có xu hướng chuyển dịch khoản vay sang NH khác để nhận được lãi suất tốt hơn.

Phục hồi BĐS không đồng đều: miền Bắc phục hồi tốt, miền Nam đình trệ. BĐS thấp tầng phục hồi kém.

2.     KQKD tiếp tục tăng trưởng mạnh

 

 

nghìn tỷ

 

TOI

13,4

+44,1% yoy

LNTT

7,8

+38,1% yoy

NIM

4,30%

+0,3 dpt qoq

 

- NIM cải thiện nhẹ so với 1Q24 chủ yếu đến từ việc giảm chi phí vốn.

- COF giảm mạnh đến từ:

(1) Tỷ lệ CASA (bao gồm cả phần sinh lời tự động auto-earning ở mức 40,3%). Nếu không tính khoản này thì tỷ lệ CASA chỉ ở mức 37.4% (-3 dpt qoq)

(2) Chứng chỉ tiền gửi (cụ thể là CD Bảo Lộc, 1 phần trong chương trình auto-earning) và phát hành giấy tờ có giá tăng trưởng so với cùng kỳ và quý trước >> Nguồn vốn rẻ hơn

- LNTT tăng trưởng tốt với đóng góp từ dịch vụ IB. Tính tổng 1H2024, hoạt động IB (trái phiếu, cổ phiếu) đóng góp 30% doanh thu từ phí, tăng trưởng 199% yoy

3. Chất lượng tài sản - NPL tăng mạnh

Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trở lại, đạt 1,28%. Trong đó, nhóm KHCN có tỷ lệ nợ xấu cao và tăng mạnh (tiếp tục theo xu hướng xấu kể từ 1Q24).

Với mong muốn đa dạng hóa danh mục tín dụng sang nhóm KHCN và SME, TCB sẽ phải đối mặt với việc chất lượng tài sản giảm mạnh (đặc biệt là trong nhóm khách hàng cá nhân vay mua nhà).

TCB trích lập chi phí dự phòng tăng gấp đôi trong 2Q24. Như vậy trong 1H24, về cơ bản TCB đã trích lập dự phòng tương đối lớn và ban lãnh đạo cũng đưa ra quan điểm rằng trích lập dự phòng sẽ giảm trong  2H24.

4.     Các vấn đề khác

Khoản phải thu: Khoản lãi phí phải thu tiếp tục tăng lên gần 2.000 tỷ đồng (+15 qoq), chiếm khoảng 1,5% tổng tài sản. Những lưu ý của chúng tôi về khoản mục này vẫn tiếp tục được duy trì từ 1Q24

Hiệu quả chi phí (CIR): CIR có xu hướng tăng mạnh trong 2Q24 chủ yếu đến từ chi phí nhân sự và marketing. TCB tiếp tục duy trì hoạt động R&D trong chuyển đổi số.

5.     Triển vọng 2H24

TCB đưa ra quan điểm rằng lãi suất cho vay trên thị trường có thể tăng 70 - 80 bps trong 2H24.

Với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh cùng với việc mở rộng sang phân khúc KHCN, NIM trong 3Q24 có khả năng sẽ giảm và duy trì trung bình ở mức 4% trong cả năm 2024.

Lợi nhuận trước thuế sẽ có thể cao hơn kế hoạch đề ra tại ĐHCĐ, nhưng không cao như 1H24. Tuy nhiên, theo quan điểm của em thì với việc giảm trích lập dự phòng thấp trong 2H24 thì LNTT của TCB vẫn sẽ có được mức tăng trưởng tốt.

Các vấn đề liên quan đến chất lượng tài sản đang là rủi ro chính của TCB trong giai đoạn này.