[Cập nhật] Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB – Thông tư 10 ngưng hiệu lực kỳ vọng giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng và giảm nợ xấu

[Cập nhật] Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB – Thông tư 10 ngưng hiệu lực kỳ vọng giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng và giảm nợ xấu

[Cập nhật] Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB – Thông tư 10 ngưng hiệu lực kỳ vọng giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng và giảm nợ xấu

[Cập nhật] Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB – Thông tư 10 ngưng hiệu lực kỳ vọng giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng và giảm nợ xấu

[Cập nhật] Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB – Thông tư 10 ngưng hiệu lực kỳ vọng giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng và giảm nợ xấu
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật] Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – TCB – Thông tư 10 ngưng hiệu lực kỳ vọng giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng và giảm nợ xấu

Tín dụng tăng trưởng nhờ khách hàng doanh nghiệp. Tăng trưởng tín dụng 9,7% so với đầu năm, cao hơn đáng kể so với trung bình ngành tính đến hết tháng 06/2023 là 4,7% YTD. Tăng trưởng cho vay chủ yếu ở nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ lần lượt là +47,2% và +8,7% svck. Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2023, lĩnh vực cho vay chính là lĩnh vực bất động sản, xây dựng và VLXD (ReCom) của TCB tăng +28% svck. Nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng cá nhân giảm -8,4% YTD, đặc biệt là phân khúc mua nhà do mặt bằng lãi suất cho vay neo cao. Trái phiếu doanh nghiệp cũng giảm -2,4% YTD.

Huy động phục hồi. Tiền gửi khách hàng tại TCB nửa đầu năm 2023 đạt 381,9 nghìn tỷ đồng (+6,7% YTD). Tỷ lệ CASA cải thiện từ 32% lên 34,9% QoQ (+290 bps), đạt 133,4 nghìn tỷ đồng giúp ngân hàng tối ưu chi phí huy động vốn.

Lãi suất huy động tăng cao: Lãi suất huy động bình quân trong Q2/2023 của TCB là 5,2%, tăng hơn 3 điểm phần trăm so với cùng kỳ, một phần do TCB tăng phát hành giấy tờ có giá (+48% svck) nhằm đáp ứng các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm về 34% từ ngày 1/10/2023 từ mức 37% hiện tại.

Chất lượng tài sản được duy trì lành mạnh. Tỷ lệ nợ xấu của TCB tăng nhẹ lên mức 1,07% chủ yếu do tác động của phân loại lại nợ theo Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia (CIC), phần lớn liên quan đến dư nợ vay mua nhà tại các ngân hàng khác. Để duy trị tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao 115,8%, TCB đã tăng chi phí trích lập dự phòng lên 7,2% TOI trong 6T2023, cao hơn mức 3% cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở mức 15,1% vào cuối quý 2 năm 2023, giữ vững vị thế đầu ngành.

Thông tư số 10/2023/TT-NHNN ngày 23/08/2023 đã ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) từ ngày 01 tháng 9 năm 2023. Qua đó, các mục đích liên quan tới vay để thanh toán tiền mua, góp vốn, nhận chuyển nhượng cổ phần vốn góp của công ty TNHH, công ty hợp danh hoặc CTCP chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc giao dịch tại UpCom; thanh toán tiền vốn góp theo hợp đồng đầu tư, góp vốn hoặc vay để bù đắp tài chính,… vẫn có điều kiện được xem xét phê duyệt vay vốn. Điều này được kỳ vọng giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng và làm chậm lại tiến trình tăng nợ xấu của các ngân hàng trong thời gian tới.

==> Tác động của những khó khăn vĩ mô đến HĐKD của TCB đã phản ánh vào BCTC của ngân hàng trong 1H2023. Triển vọng ngắn hạn ngành ngân hàng đã cải thiện trong những tháng gần đây nhờ các biện pháp hỗ trợ của chính phủ và NHNN bắt đầu có tác dụng. Những biện pháp quan trọng đã được thực hiện bao gồm (1) giảm lãi suất điều hành, từ đó giúp giảm áp lực lên tỷ lệ NIM và kích thích tăng trưởng tín dụng;  (2) ban hành Nghị định 08 và Thông tư 02, cho phép tái cơ cấu các khoản vay của khách hàng gặp khó khăn (theo đó giúp giảm rủi ro chi phí dự phòng/nợ xấu tăng mạnh cho các NHTM), và (3) Thông tư số 10 ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 điều 8, kỳ vọng giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng và làm chậm lại tiến trình tăng nợ xấu của các ngân hàng trong thời gian tới.