[Cập nhật KQKD Q3/23 ]: 13 DN niêm yết đầu tiên ước LN quý 3, chưa có bất ngờ nào được ghi nhận

[Cập nhật KQKD Q3/23 ]: 13 DN niêm yết đầu tiên ước LN quý 3, chưa có bất ngờ nào được ghi nhận

[Cập nhật KQKD Q3/23 ]: 13 DN niêm yết đầu tiên ước LN quý 3, chưa có bất ngờ nào được ghi nhận

[Cập nhật KQKD Q3/23 ]: 13 DN niêm yết đầu tiên ước LN quý 3, chưa có bất ngờ nào được ghi nhận

[Cập nhật KQKD Q3/23 ]: 13 DN niêm yết đầu tiên ước LN quý 3, chưa có bất ngờ nào được ghi nhận
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật KQKD Q3/23 ]: 13 DN niêm yết đầu tiên ước LN quý 3, chưa có bất ngờ nào được ghi nhận

Thị trường chính thức bước vào mùa kết quả kinh doanh mới khi đã có 13 doanh nghiệp niêm yết công bố BCTC hoặc ước tính về KQKD cho quý 3/2023, với tăng trưởng lợi nhuận phân hóa mạnh.

Cụ thể, BSR và VGC là hai doanh nghiệp duy nhất ghi nhận LNST tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ, lần lượt là +512,7% và +66,2%. Yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng LN của BSR là sản lượng tiêu thụ cải thiện và crack spread hay biên lọc dầu (chênh lệch giữa giá dầu thô và giá sản phẩm tinh chế từ dầu) phục hồi mạnh nhờ giá dầu tăng. Trong khi đó, lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp vẫn là mảng kinh doanh chủ chốt đóng góp vào kết quả kinh doanh của VGC.

Ở chiều ngược lại, LNST giảm mạnh so với cùng kỳ ở 3/4 doanh nghiệp ngành Tiện ích, bao gồm POW và PIC (Điện) và TDG (Phân phối khí đốt), trong khi một đại diện tiêu biểu của ngành Nước là TDM ước LNST tăng không đáng kể (+3,5% YoY). Nhu cầu kém đi là nguyên nhân chính tác động lên tăng trưởng LN của nhóm này.

Thép VICASSA-VnSteel (VCA) và Cao su Bến Thành (BRC) là hai doanh nghiệp có lợi nhuận chịu ảnh hưởng đồng thời bởi sản lượng tiêu thụ và giá hàng hóa giảm. Tuy nhiên do quy mô khá nhỏ nên KQKD của 2 DN này chưa mang tính đại diện cho ngành.

Ngoài 13 doanh nghiệp này, chúng tôi cũng tổng hợp dự đoán KQKD cho 72 doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết khác từ một số bên phân tích trên thị trường.

Trong đó, với Ngân hàng, nhận định chung của các bên về KQKD Q3-2023 vẫn không quá tích cực và tăng trưởng sẽ là câu chuyện riêng của một số ngân hàng (VCB, STB), thay vì toàn ngành như các giai đoạn trước đây. NIM thu hẹp và áp lực trích lập dự phòng tăng lên là hai yếu tố tác động chính.

Cần lưu ý rằng, với chỉ số giá tăng đáng kể ở hầu hết các ngành từ đầu năm đến nay (cho dù lợi nhuận đã thực sự cải thiện hay chưa) thì những ước tính về KQKD cho quý 3/2023 sẽ là cơ sở để NĐT định hướng cho chiến lược đầu tư trong giai đoạn tới, hơn là kỳ vọng tạo “sóng KQKD” như đã diễn ra trong các giai đoạn trước đây.

Nguồn: Fiintrade