Cập Nhật ĐHCĐ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - VCB Đăng ngày: 29-05-2025 Lượt xem: 44
I. Tóm tắt các nội dung chính
1. Kế hoạch kinh doanh năm 2025
• Tăng trưởng tổng tài sản: +10% YoY
• Tăng trưởng tiền gửi: +8% YoY
• Tăng trưởng tín dụng: tối đa +16,28% (bao gồm khoản vay chuyển giao cho VCB Neo)
• Tỷ lệ nợ xấu: dưới 1,5% | LNTT hợp nhất: tăng +3,5% YoY
2. Phát hành vốn – Cổ tức
• Phát hành riêng lẻ tối đa 543,1 triệu cổ phiếu (6,5% vốn), thực hiện trong 2025–2026
• Chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 28% từ lợi nhuận giữ lại năm 2024
3. Kết quả kinh doanh Q1/2025
• Tín dụng tăng tốt, vượt kế hoạch nhờ ký nhiều hợp đồng lớn
• Lợi nhuận tăng nhẹ, đặc biệt ở mảng ngoại hối, TTQT, TTTM
4. Rủi ro thuế quan Mỹ & phương án ứng phó
• VCB bị ảnh hưởng nhiều hơn các ngân hàng khác do:
➢ 20% thị phần TTQT & TTTM
➢ 50% doanh số TTQT – TTTM đến từ khách hàng FDI
➢ Tập trung vào nhóm hàng xuất khẩu bị đánh thuế (dệt may, điện tử, gỗ...).
Kịch bản ảnh hưởng nếu Mỹ áp thuế:
➢ 10% thuế: kim ngạch XNK giảm ~10%
➢ 46% thuế: kim ngạch XNK giảm ~55–56%
• Biện pháp của VCB:
➢ Hỗ trợ khách hàng chuyển dịch thị trường
➢ Hỗ trợ tài chính linh hoạt
➢ Chủ động báo cáo & đề xuất chính sách ngành
5. VCB Neo – Ngân hàng số
• Đã hoàn tất chuyển đổi lõi ngân hàng & Digibank sang VCB Neo
• Tiến tới mô hình ngân hàng số không phụ thuộc mạng lưới vật lý
• Ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, kiện toàn nhân sự, kiểm soát rủi ro
• Báo cáo thường xuyên cho NHNN về tình hình hoạt động.
II. Nội dung chi tiết
1. Kế hoạch kinh doanh năm 2025
• Tăng trưởng tổng tài sản: 10%
• Tăng trưởng tiền gửi: 8%
• Tăng trưởng tín dụng: Tối đa 16,28% theo hạn mức NHNN (bao gồm khoản vay chuyển giao cho VCB Neo)
• Tỷ lệ nợ xấu: Dưới 1,5%
• LNTT hợp nhất: Tăng 3,5% YoY (thấp hơn dự báo thị trường 15%)
2. Phát hành vốn – Cổ tức
• VCB được cổ đông chấp thuận phát hành riêng lẻ tối đa 543,1 triệu cổ phiếu (~6,5% số lượng đang lưu hành) trong giai đoạn 2025– 2026, hướng tới các nhà đầu tư tổ chức (có thể gồm cổ đông hiện hữu). Kế hoạch này từng bị hoãn từ 2021 do điều kiện thị trường nhưng đã được khởi động lại khi kinh tế phục hồi năm 2024. Ngân hàng đã tiếp xúc với một số nhà đầu tư và ghi nhận phản hồi tích cực, song việc triển khai phụ thuộc nhiều vào thị trường và nhu cầu thực tế.
• Cổ đông thông qua phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 28% từ lợi nhuận giữ lại năm 2024.
3. Kết quả kinh doanh Q1/2025
VCB ghi nhận tăng trưởng tín dụng tích cực trong quý 1, nhiều hợp đồng lớn đã ký kết, công tác phát triển khách hàng vượt kế hoạch. Lợi nhuận quý tăng so với cùng kỳ, nhờ đóng góp từ ngoại hối, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại. Báo cáo tài chính quý dự kiến công bố đầu tuần tới.
4. Rủi ro thuế quan Mỹ & phương án ứng phó
• VCB có tỷ trọng lớn trong mảng thanh toán quốc tế (20% thị phần) và tài trợ thương mại, nên sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nếu Mỹ áp thuế cao lên hàng hóa Việt Nam. Ước tính:
➢ Thuế 10%: Kim ngạch XNK giảm >10%
➢ Thuế 46%: Kim ngạch có thể giảm 55–56%
Ngân hàng có nhiều khách hàng FDI và xuất khẩu sang Mỹ (điện tử, gỗ, dệt may, thuỷ sản...). VCB đã triển khai các giải pháp hỗ trợ như giúp khách hàng chuyển dịch thị trường, cung cấp tín dụng, và phối hợp báo cáo với cơ quan chức năng. Ngân hàng cũng tham gia các chương trình hỗ trợ từ phía Chính phủ, điển hình như tài trợ Vietnam Airlines mua máy bay Boeing và hỗ trợ nhập khẩu thiết bị từ Mỹ.
5. VCB Neo – Ngân hàng số
VCB định hướng phát triển VCB Neo thành ngân hàng số độc lập, không phụ thuộc vào mạng lưới và nhân sự truyền thống. Từ khi tiếp nhận, VCB đã đổi tên thương hiệu, rà soát hoạt động, kiểm soát rủi ro, nâng cấp công nghệ và củng cố nhân sự. Đến giữa tháng 4/2025, toàn bộ hệ thống core banking và Digibank đã được chuyển đổi sang VCB Neo, chuẩn bị triển khai thêm các công nghệ mới theo tiêu chuẩn an toàn của VCB.