[Cập nhật] ĐHCĐ năm 2023 - GEG - Chi phí lãi vay cao có thể ăn mòn lợi nhuận

[Cập nhật] ĐHCĐ năm 2023 - GEG - Chi phí lãi vay cao có thể ăn mòn lợi nhuận

[Cập nhật] ĐHCĐ năm 2023 - GEG - Chi phí lãi vay cao có thể ăn mòn lợi nhuận

[Cập nhật] ĐHCĐ năm 2023 - GEG - Chi phí lãi vay cao có thể ăn mòn lợi nhuận

[Cập nhật] ĐHCĐ năm 2023 - GEG - Chi phí lãi vay cao có thể ăn mòn lợi nhuận
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật] ĐHCĐ năm 2023 - GEG - Chi phí lãi vay cao có thể ăn mòn lợi nhuận

1. Kết quả kinh doanh năm 2022:

Công suất lắp đặt: 77,800 MW;
Công suất lắp đặt NLTT: 20,165 MW;
Doanh Thu: 2,308 tỷ đồng (tăng 53% so với 2021);
LNTT: 407 tỷ đồng (tăng 10% so với 2021).

2. Kế hoạch 2023

GEG đưa ra kế hoạch doanh thu năm 2023 là 2,785 tỷ đồng (+33% YoY) và LNST trước lợi ích CĐTS là 155 tỷ đồng (-58% YoY). 
Sản lượng điện:
+ Thủy điện: 349 triệu kwh (~379 tỷ doanh thu)
+ ĐMT: 407 triệu kwh (~893 tỷ doanh thu)
+ Điện gió: 537 triệu kwh (1,147 tỷ Doanh thu)

3. Cổ tức 2022: ĐHCĐ đã thông qua mức cổ tức bằng cổ phiếu năm 2022 là 6% và cổ tức bằng cổ phiếu năm 2023 tỷ lệ tối đa 6% vốn điều lệ.

ĐHCĐ cũng thông qua mức cổ tức bằng cổ phiếu năm 2023 cho cổ phiếu ưu đãi ở mức 6%*(100% + hệ số điều chỉnh) trên mệnh giá, trong đó hệ số điều chỉnh sẽ được quyết định theo thỏa thuận giữa cổ đông ưu đãi (Deutsche Investitions - und Entwicklungsgesellschaft mbH) và GEG .

Trong năm 2023, GEG có kế hoạch bắt đầu tái cấu trúc khoản nợ (khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng) thành các khoản vay xanh/liên kết với ESG để giảm lãi suất trung bình khoảng 2%-3%. Lưu ý rằng vào năm 2022, GEG đã phát hành trái phiếu xanh trị giá 9 triệu USD (với lãi suất cố định là 9,5%/năm và đáo hạn vào tháng 11/2025) do Symbiotics Investments – nền tảng đầu tư tại các thị trường mới nổi – bảo lãnh phát hành.

4. Tình hình đàm phán giá điện Tân Phú Đông 1:

GEG đặt mục tiêu đưa nhà máy điện gió Tân Phú Đông 1 công suất 100 MW vào vận hành trong quý 2/2023. Theo ban lãnh đạo, GEG đã hoàn thành 2/4 vòng đàm phán giá điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). GEG đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận với công ty điện lực Nhà nước vào quý 2/2023 và đạt được mức giá tương ứng tổng IRR của Tân Phú Đông 1 và Tân Phú Đông 2 (tổng công suất 150 MW) là khoảng 12%. Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 (50 MW) đã đi vào hoạt động từ quý 4/2021 và đạt được biểu giá Feed-in-tariff (FiT) là 9,8 US cent/kWh trong 20 năm

5. Kế hoạch mở rộng
- Tìm kiếm các dự án thủy điện tiềm năng để M&A (cái này năm nào cũng nói, nhưng tìm được và M&A được thì là cả 1 quá trình nên không mấy kỳ vọng);
- Phát triển nguồn điện tại Lào: GEG phối hợp để đánh giá, tìm kiếm, nghiên cứu và trao đổi với chính phủ lào về mặt phát lý (cái này cũng là cả 1 quá trình nên chưa có kỳ vọng gì sớm)

GEG có kế hoạch phát triển dự án điện mặt trời TTC Đức Huệ 2 (49 MWp) sau khi Quy hoạch Điện VIII (QHĐ VIII) của Việt Nam được phê duyệt, mà ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ được phê duyệt trong nửa cuối năm 2023. Cuối 2022 GEG đã góp vốn 239 tỷ cho công ty con phụ trách dự án, pháp lý đã hoàn thận (chủ trương đầu tư, thiết kế 1/500) nhưng ban lãnh đạo không trả lời về thời gian chính xác sẽ đưa dự án vào vận hành.

Công ty điện lực Nhật Bản JERA – cổ đông nước ngoài lớn nhất của GEG (35% cổ phần), có kế hoạch hỗ trợ GEG về kỹ thuật và tài chính để mở rộng công suất điện của công ty. Cụ thể, JERA cam kết chủ động hỗ trợ GEG phát triển các dự án điện từ hydro, một loại năng lượng tái tạo mới đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao và hỗ trợ tài chính lớn. Ngoài ra, JERA đặt mục tiêu hỗ trợ GEG trong việc huy động vốn quốc tế — đặc biệt là từ Nhật Bản — để có được chi phí vay thấp hơn nhằm tài trợ cho các dự án trong tương lai của công ty.

6. Kế hoạch 2023 đặt thấp như vậy?
Chủ yếu đến từ khoản chi phí tài chính tăng 441 tỷ, lên mức 1107 tỷ, trong đó
+ 173 tỷ lãi phải trả từ khoản vay mới của dự án TPĐ 1;
+ 20 tỷ lãi vay tín chấp;
+ 74 tỷ nhận nợ từ Vietcombank (vietcombank giải ngân nợ thay cho khoản GEG nợ nhà thầu);
+ 180 tỷ dự trù lãi suất năm 2023 tăng so với 2022.

Như vậy có thể thấy với kế hoạch 2023 kỳ cục (doanh thu tăng 26%, LNST giảm 56%) đến từ việc doanh nghiệp đang có 1 khoản dự phóng lãi suất sẽ tăng thêm khoảng 2%, nếu lãi suất không tăng thêm khoản này có thể cộng vào LNST. Ngoài ra thì doanh nghiệp có trình bày các giải pháp tiếp cận vốn vay nước ngoài với chi phí thấp để tối ưu chi phí vay (nhưng chưa có gì chắc chắn nên doanh nghiệp chưa thể công bố), vì hiện khoản vay của GEG ~10,000 tỷ mà chi phí tài chính đã là 1,100 tỷ = mức lãi 11% như vậy là quá cao so với 1 đơn vị sản xuất, vay dài hạn.
Ngoài ra ban lãnh đạo còn có 1 khoản được phéo sử dụng 8% trên LNST vượt kế hoạch, nên việc đặt kế hoạch năm thấp như vậy cũng là để dễ vượt.

Tuy nhiên nhìn chung với tư cách cổ đông thì việc đặt 1 kế hoạch 2023 thấp như vậy (chỉ tương đương 2019 lúc chưa có 3 nhà máy điện Gió Tân Phú Đông 2, VPL 1 và La Bang 1 là khá vô lý) và cần cân nhắc về vấn đề Ban Lãnh Đạo.

7. kế hoạch tăng vốn cho 2023:
Khả năng sẽ có 1 đợt tăng vốn bằng cách phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu, phục vụ đầu tư dự án mới, nh hiện chưa chốt và nếu có sẽ có đại hội cổ đông bất thường để thông qua.

==> GEG vẫn là 1 doanh nghiệp có nhiều hoài bão, tốc độ tăng trưởng công suất thực sự ấn tượng, đi kèm với khả năng xây dựng và vận hành dự án điện gió đáng nể, cộng với là điểm đến của các tổ chức uy tín về năng lượng sạch (JERA mua lại 35% vốn của quỹ IFC cuối 2022) thì GEG vẫn là 1 đơn vị vận hành khai thác điện năng lượng sạch uy tín. Tuy nhiên, GEG vẫn có một số điểm cần lưu ý cố hữu như tỷ lệ vay nợ cao với lãi suất cao, GEG báo đang nỗ lực tìm nguồn vốn vay giá rẻ nhưng chưa thấy gì rõ ràng, và chi phí lãi vay vẫn đang bào mòn lợi nhuận. Vì vậy, thời điểm đẹp nhất của GEG sẽ đến khi các nhà máy được đưa vào vận hành đầy đủ, quy hoạch điện 8 được thông qua, giá điện được EVN chốt, và quan trọng là lãi suất vay phải giảm (hoặc tìm kiếm được nguồn vốn vay giá rẻ).