[CẬP NHẬT] - CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU - DCM - BƯỚC VÀO CHU KỲ HỒI PHỤC

[CẬP NHẬT] - CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU - DCM - BƯỚC VÀO CHU KỲ HỒI PHỤC

[CẬP NHẬT] - CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU - DCM - BƯỚC VÀO CHU KỲ HỒI PHỤC

[CẬP NHẬT] - CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU - DCM - BƯỚC VÀO CHU KỲ HỒI PHỤC

[CẬP NHẬT] - CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU - DCM - BƯỚC VÀO CHU KỲ HỒI PHỤC
Banner Quảng cáo uCustom

[CẬP NHẬT] - CTCP PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU - DCM - BƯỚC VÀO CHU KỲ HỒI PHỤC

1. Kết quả kinh doanh

Doanh thu của DCM đã tăng trưởng rõ ràng hơn ở mức 17% YoY nhờ động lực mạnh mẽ của mảng NPK bù đắp lại cho mức giảm 12% YoY của sức tiêu thụ U-rê,  DCM tiếp tục hưởng lợi từ việc tỷ giá tăng trong Q2 giúp doanh thu hoạt động tài chính của công ty từ lãi chuyển đổi tỷ giá đạt 95,7 tỷ VND (+579% YoY). Cộng hưởng với luật thuế VAT sửa đổi được kỳ vọng sẽ có thể được thông qua trong tháng 8, LNST của doanh nghiệp sẽ hồi phục đáng kể từ mức nền 2023 trong giai đoạn 2024-2025. 

Biên lợi nhuận gộp và Biên LNTT phân kỳ

 

Biên lợi nhuận gộp của DCM giảm mạnh 10 điểm phần trăm QoQ trong khi biên LNTT lại có cải thiện. Nguyên nhân đến từ: (1) Mặc dù xu hướng giảm giá NVL đầu vào vẫn được bảo toàn với mảng U-rê khi biên lợi nhuận gộp mảng này tăng 3 điểm phần trăm so với cùng kỳ, biên lãi gộp mảng NPK lại giảm 2% do giá bán giảm 26% YoY, và (2) Do cơ cấu doanh thu chuyển nhiều về mảng NPK hơn trong Q2 khiến cho biên lợi nhuận gộp chung của công ty suy giảm đáng kể. Trong khi đó, biên LNTT được hỗ trợ bởi yếu tố tỷ giá vẫn trụ vững

Tăng cường tích trữ hàng tồn kho cho vụ mùa tới

 

Nhìn chung, có thể thấy rằng DCM đang gia tăng sản xuất để chuẩn bị cho nhu cầu sắp tới, biểu hiện qua việc doanh nghiệp đẩy nhanh chuyển đổi các hàng hóa dở dang sang thành phẩm và hàng hóa cùng với việc đẩy mạnh tích trữ nguyên vật liệu đầu vào. Dựa trên đặc điểm kinh doanh của ngành phân bón là sự bất ổn định, doanh nghiệp chỉ bắt đầu đẩy nhanh các hoạt động này khi ban lãnh đạo nhận được các đơn hàng đặt trước hoặc đánh giá tình hình sẽ khả quan trong quý tới.

2. Triển vọng doanh nghiệp 

Hoạt động xuất khẩu hỗ trợ mảng U-rê

Lũy kế 6T đầu năm 2024, sản lượng tiêu thụ U-rê của DCM đạt 532.64 nghìn tấn (+22% YoY), chủ yếu nhờ sản lượng tiêu thụ Q1 tăng 55% YoY bù trừ cho mức giảm 12% YoY trong Q2. Việc sản lượng tiêu thụ giảm trong Q2 là không đáng lo do: (1) Điều này phản ánh đặc điểm của ngành khi các nhà nhập khẩu thường có xu hướng tích trữ vào một số tháng nhất định hơn là mua hàng tháng, và (2) Mặt bằng giá U-rê trong Q2 mặc dù giảm 9% so với Q1 nhưng vẫn còn dư địa tăng giá khi sắp đến mùa cao điểm gieo hạt tiếp theo trong năm, và (3) Tỷ giá USD/VND neo cao vẫn sẽ hỗ trợ lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm nay. 

Hoạt động mở rộng thị phần tiến triển tốt

Lũy kế 6T.2024, sản lượng tiêu thụ phân NPK của DCM tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 khiến doanh thu mảng này tăng 68% YoY bất chấp giá bán bình quân NPK vẫn chưa hồi phục (-26% YoY). Việc mảng NPK có thể bù trừ được cho sự sụt giảm sức tiêu thụ của mảng Ure đến từ việc công ty đã tận dụng được các hệ thống phân phối và dây chuyền của nhà máy KVF trong Q2. 

Kì vọng mặt hang phân bón sẽ chịu thuế VAT 5 %từ 01/01/2025
Hiện tại mặc dù không phải mặt hàng chịu thuế, thì toàn bộ VAT đầu vào sẽ được hạch toán vào giá thành sản xuất và giá thành sản phẩm sẽ tăng cao. Khi áp dụng Luật thuế mới VAT 5% thì Công ty sẽ được khấu trừ VAT đầu vào. Điều này sẽ giúp giảm được chi phí đầu vào 400-500 tỷ/năm.
 
DCM vừa mới mua thêm nhà máy NPK Việt Hàn:
Do mảng Urê đã bão hòa nên hầu hết các doanh nghiệp lớn như DPM và DCM đều muốn gia tăng thị phần tại phân khúc NPK. Gần đây nhất là thương vụ mua lại nhà máy sản xuất NPK Hàn – Việt (KVF) của DCM, công suất 360.000 tấn/năm, giúp nâng tổng công suất NPK của DCM lên 660.000 tấn/năm.
 
Nhà máy Ure hết khấu hao từ cuối quý 3/2023:
Việc này giúp cho DCM tiết kiệm 800-1000 tỷ chi phí mỗi năm
 
=>> Kỳ vọng DCM sẽ tiếp tục phục hồi trong nữa cuối năm nhờ vào nhu cầu cao và nguồn cung thắt chặt khiến giá phân bón thế giới dự báo sẽ phục hồi. Bên cạnh đó, giá phân bón trong nước còn được hỗ trợ bởi nhu cầu phân bón phục vụ cho lúa Hè Thu, Thu Đông. Nếu sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, trong đó có đề cập tới việc loại bỏ phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đồng thời bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế 5%. Vấn đề này dự kiến sẽ có thể được thông qua sớm nhất tại kỳ họp Quốc hội tiếp theo (tháng 10/2024).