[Cập nhật] Đại hội cổ đông 2024 - PVS - Kế hoạch kinh doanh thận trọng, dự án Lô B chưa có FID nhưng PVS kì vọng khả năng chậm trễ thấp Đăng ngày: 18-06-2024 Lượt xem: 138
1. Kế hoạch kinh doanh và KQKD 5T/2024:
PVS đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 thận trọng với doanh thu đạt 15,5 nghìn tỷ đồng (-20,0% yoy) và LNST đạt 660 tỷ đồng (-38% yoy). Lưu ý rằng, kế hoạch kinh doanh của PVS đặt ra thường chỉ bằng 50 – 55% thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2023.
PVS công bố KQKD sơ bộ 5T/2024 với doanh thu hợp nhất dạt 6,8 nghìn tỷ đồng(+11% yoy) và 573 tỷ đồng (+50% yoy), hoàn thành 43,9% kế hoạch doanh thu và 66,8% kế hoạch LNTT. PVS chia sẻ kết quả kinh doanh khả quan đến từ hoạt động mảng M&C khi đang thực hiện gói thầu 33 chân điện gió ngoài khơi cho dự án Greater Chaghua 2a&4 (PVS chia sẻ đã hoàn thàn 4/33 chân đế).
Về cổ tức, PVS trình đại hội thông qua cổ tức tiền mặt 700 đồng/cp cho năm 2023 và đặt kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt 700 đồng/cp cho năm 2024. Trong giai đoạn 2025 – 2030, PVS đề xuất không chia cổ tức và có kế hoạch tăng vốn từ phần lợi nhuận giữ lại.
2. Cập nhật các dự án đang thực hiện và triển vọng:
Các dự án sẽ được thực hiện trong năm 2024 bao gồm: (1) Kỳ vọng ký hợp đồng thực hiện toàn bộ gói thầu EPCI 1, 2 cho dự án Lô B, thực hiện gói thầu EPCI 3; (2) 2 trạm biến áp ngoài khơi cho dự án Hai Long và Baltica 2 và (3) hoàn thành 33 chân điện gió cho dự án Greater Changhua trong năm 2024 (320 triệu USD).
Thông tin về dự án Lô B: Đến hiện tại dự án thượng nguồn vẫn chưa có FID nhưng PVS kì vọng khả năng chậm trễ thấp. Các nhà thầu đều đang quyết tâm hoàn thành gói thầu, chủ đầu tư PQPOC giải ngân và thanh toán tiền đúng thời hạn. Khả năng cao các nhà thầu vẫn tiếp tục thực hiện thêm các công việc dù Lô B chưa có FID. Đối với gói thầu tuyến ống trên bờ, PVS chia sẻ đã có FID và đang triển khai hoàn toàn dự án.
Về việc đấu thầu FSO, hiện tại chưa chốt nhà thầu và chủ đầu tư muốn gia hạn thêm thời gian. PVS vẫn đang tham gia đấu thầu cung cấp kho FSO cho dự án lô B.
Dự án lạc đà vàng: PTSC M&C (Công ty còn 100% sở hữu của PVS) công bố trúng thầu EPCIC cho giàn xử lý trung tâm LDV-A (khoảng 250 triệu USD). PVS cũng chia sẻ thêm đang đấu thầu: (1) EPCI tuyến ống nội mỏ (Chuẩn bị ký hợp đồng) và (2) Cung cấp 1 FSO. Thời điểm dự án đi vào hoạt động là năm 2026.
Các dự án điện gió: PVS chia sẻ tiềm năng tăng trưởng mảng xây lắp điện gió là rất lớn nhất là tại các thị trường trong khu vực Châu Á – TBD và Úc trong khi số lượng các nhà thầu có thể cung cấp dịch vụ xây lắp khá là khiêm tốn từ đó mở ra cơ hội cho các nhà thầu Hàn Quốc và PVS. Ortesd cũng đang mở thầu giai đoạn 3.2 của dự án điện gió tại Đài Loan (Dự tính phát điện vào 2028) và PVS đang tham gia đấu thầu 6 dự án thành phần, thời gian triển khai dự án là năm 2025.
Dự án xuất khẩu điện gió sang Singapore: Hiện tại dự án đang ở bước khảo sát triển vọng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và kỳ vọng có kết quả trong năm 2025. PVS chưa tiết lộ tỷ lệ sở hữu cụ thể giữ PVS và Sembcorp trong dự án. PVS kỳ vọng dự án có FID trong giai đoạn 2027 – 2028 và COD vào năm 2032.
PVS lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 17 nghìn tỷ đồng cho đến 2030 (Gấp 3,5 lần so với Q1/2024): Đến từ nhu cầu vốn lớn để chi tiêu cho các hoạt động M&C, tăng cống suất căn cứ cảng hiện hữu và mở rộng cảng Sao Mai – Bến Đình thêm 30 ha, đầu tư kho nổi cho 2 dự án Lô B – Ô Môn và Lạc Đà Vàng và đầu tư vào trang trại điện gió ngoài khơi. Phương án tăng vốn có thể thực hiện theo các hình thức như trả cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu. Kế hoạch này đang ở giai đoạn đầu và PVS đang xây dựng lộ trình tăng vốn cụ thể sau đó sẽ trình PVN và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước xét duyệt trước khi thi hành.