[CẬP NHẬT] - CTCP TẬP ĐOÀN MASAN MSN - TÍN HIỆU “MỞ KHÓA” GIAI ĐOẠN HIỆU QUẢ Đăng ngày: 28-10-2024 Lượt xem: 80
MSN – Gặp gỡ NĐT: Lợi nhuận dự kiến quay về mức bình thường như trước năm 2022, các sáng kiến tiêu dùng – bán lẻ mới.
* MCH UPCoM:
Tác động của giá nguyên liệu cao đối với biên lợi nhuận gộp của ngành hàng đồ uống, chăm sóc gia đình và cà phê được bù đắp bởi biên lợi nhuận gộp cao hơn của mảng thực phẩm tiện lợi và gia vị do chiến lược cao cấp hóa của công ty.
- Gia vị: Về marketing, ban lãnh đạo đã chuyển từ các chương trình khuyến mãi sang các hoạt động có tỷ suất hoàn vốn (ROI) cao hơn như phát triển kênh bán hàng mới và xây dựng thương hiệu. Thay vì tập trung vào việc thúc đẩy sản lượng của nhà phân phối thông qua các chương trình khuyến mãi, ban lãnh đạo đầu tư vào khả năng hiển thị thương hiệu để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, những điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng tạm thời đến doanh số.
- Cà phê: Ban lãnh đạo nhận định rằng tăng trưởng doanh số của mảng cà phê trong năm nay phần lớn đến từ điều chỉnh giá do chi phí nguyên liệu và hạt cà phê tăng. Bởi vì những nỗ lực hạn chế tăng giá cho người tiêu dùng, biên lợi nhuận gộp chưa được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, để đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng tăng trong phân khúc cà phê hòa tan, ban lãnh đạo có kế hoạch giới thiệu các SKU mới phù hợp với sở thích của từng khu vực (ví dụ: cà phê hòa tan "Wake Up" mới ra mắt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long).
- Sản phẩm chăm sóc gia đình và cá nhân: Theo ban lãnh đạo, người tiêu dùng Việt Nam hiện đang phải trả giá cao hơn cho mỗi kg chất tẩy rửa dạng lỏng, chủ yếu do sự hiện diện mạnh mẽ của các thương hiệu đa quốc gia cao cấp. Đây là cơ hội cho các công ty trong nước cung cấp các lựa chọn value-for-money trong phân khúc phổ thông cho sản phẩm chất tẩy rửa dạng lỏng. MCH đã tung ra các sản phẩm thuộc nhãn hiệu Chanté tại các kênh GT vào tháng 10/2024 và nhận thấy những kết quả tích cực ban đầu.
- Go Global: Tại Mỹ, MCH nhắm đến cộng đồng người Việt Nam và các cộng đồng châu Á khác, cũng như các thị trường ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau chuyến đi đến Mỹ gần đây của nhóm Go Global thuộc MCH, MSN đã thiết lập được mối quan hệ với các nhà bán lẻ chính và các nhà phân phối cấp một, giúp tạo điều kiện cho cách tiếp cận chủ động hơn trong tương lai so với trước đây.
* WCM:
- Ban lãnh đạo đặt mục tiêu lỗ ròng trước lợi ích CĐTS đạt 120 tỷ đồng trong cả năm 2024.
- Công ty có trái phiếu trị giá khoảng 4 nghìn tỷ đồng đáo hạn vào năm 2025. Ban lãnh đạo dự kiến doanh nghiệp sẽ có đủ dòng tiền để hoàn thành nghĩa vụ này.
- Tăng trưởng doanh số tại cửa hàng hiện hữu (SSSG) vào tháng 9/2024: đạt 20% đối với minimart và 13% đối với siêu thị, do nhu cầu dự trữ thực phẩm của người dân trong cơn bão Yagi đối. WCM ghi nhận phần doanh thu tăng thêm khoảng 40 tỷ đồng trong những ngày chịu ảnh hưởng của cơn bão.
- Mở rộng cửa hàng: công ty đặt mục tiêu tăng số lượng cửa hàng lên 7.000-8.000 trong trung hạn, phụ thuộc vào kế hoạch hàng năm có tính đến môi trường kinh tế vĩ mô và hiệu suất hoạt động của cửa hàng. Trong ngắn hạn, WCM có kế hoạch đẩy nhanh đà phát triển của 60 minimart mới vào quý 3/2024.
- Siêu thị: ban lãnh đạo ưu tiên tối ưu hóa hoạt động của các siêu thị có hiệu suất hoạt động cao nhất. Đối với những siêu thị có lưu lượng khách thấp hơn, ban lãnh đạo sẽ tập trung vào việc cắt giảm chi phí và tinh giản hoạt động để giảm thiểu chi phí. Công ty có kế hoạch duy trì số lượng siêu thị ổn định ở mức 129 siêu thị.
* MHT:
- Quý 4/2024: công ty đặt mục tiêu hoàn tất việc bán HCS; kỳ vọng lợi nhuận cao hơn so với quý trước nhờ đẩy mạnh doanh thu từ đồng; và tìm kiếm các giải pháp thay thế để giảm sở hữu tại MHT. - Ban lãnh đạo kỳ vọng việc bán HCS sẽ giúp giảm lãi suất vay của MHT, hiện ở mức 9-10%. * MML: - Công suất sử dụng nhà máy chế biến của MML đạt 10% trong 9 tháng đầu năm 2024, phù hợp với kỳ vọng của ban lãnh đạo. - Ban lãnh đạo đang triển khai các sáng kiến để chuyển đổi các phần thịt ít được tiêu thụ trực tiếp của con heo, hiện đang bán lỗ nhẹ trên thị trường B2B, thành sản phẩm chế biến dành cho người tiêu dùng. Nếu thành công, điều này sẽ gia tăng lợi nhuận và hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh nhanh hơn.
=>> Qua đó, thấy được sự kiên quyết của ban lãnh đạo củng cố mảng kinh doanh tiêu dùng - bán lẻ cốt lõi và thoái vốn các mảng kinh doanh không cốt lõi, bên cạnh đó MSN - đã có kết quả phục hồi khá tích cực khi mảng chính MCH tiếp tục là động lực tăng trưởng và WCM - bước đầu ghi nhận kết quả nhờ cải tiến WCM. Trong khi đó giá cổ phiếu chưa phản ánh kịp theo KQKD, định giá cổ phiếu còn rẻ và Q4/2024 - Q1/2025 thường là mùa của bán lẻ nên kỳ vọng KQKD sẽ tiếp tục cải thiện trong các quý tới.