[CẬP NHẬT] – CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT HPG - SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VỮNG CHẮC MẶC DÙ GIÁ THÉP GIẢM

[CẬP NHẬT] – CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT HPG - SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VỮNG CHẮC MẶC DÙ GIÁ THÉP GIẢM

[CẬP NHẬT] – CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT HPG - SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VỮNG CHẮC MẶC DÙ GIÁ THÉP GIẢM

[CẬP NHẬT] – CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT HPG - SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VỮNG CHẮC MẶC DÙ GIÁ THÉP GIẢM

[CẬP NHẬT] – CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT HPG - SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VỮNG CHẮC MẶC DÙ GIÁ THÉP GIẢM
Banner Quảng cáo uCustom

[CẬP NHẬT] – CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT HPG - SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ VỮNG CHẮC MẶC DÙ GIÁ THÉP GIẢM

Sản lượng HPG tiêu thụ 743.522 tấn thép trong tháng 7, tăng 12% so với cùng kỳ và không đổi so với tháng trước là một diễn biến tích cực mặc dù giá thép trên toàn cầu giảm và mùa mưa rơi vào tháng 7 ở Việt Nam nhưng tính 7 tháng đầu năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ đạt 5,3 triệu tấn.

*Thép xây dựng thúc đẩy nhu cầu trong nước phục hồi

Trong tháng 7, HPG tiêu thụ 347.162 tấn thép xây dựng, tăng 33% so với cùng kỳ nhưng giảm 5% so với tháng trước. Trong đó:

Sản lượng tiêu thụ trong nước tăng ở mức hợp lý 18% so với cùng kỳ và 10% so với tháng trước đạt 274.436 tấn, bằng 79% tổng sản lượng tiêu thụ trong tháng 7.

Sản lượng xuất khẩu đạt 72.726 tấn, tăng 160% so với cùng kỳ (so với mức nền thấp) nhưng giảm 36% so với tháng trước. Điều này dẫn tỷ lệ sản lượng xuất khẩu/thép xây dựng giảm xuống chỉ còn 21%, mức thấp nhất kể từ năm ngoái.

*Sản lượng tiêu thụ HRC giảm so với cùng kỳ so với mức nền cao nhưng không đổi so với tháng trước

Trong tháng 7, HPG bán 234.229 tấn HRC, tăng 2,2% so với tháng trước nhưng giảm 19,5% so với cùng kỳ do hoạt động xuất khẩu kém khả quan. Trong đó:

Sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 60% so với cùng kỳ và 11% so với tháng trước, đạt 176.469 tấn. Đây là kết quả tích cực từ việc điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Sản lượng xuất khẩu giảm mạnh 68% so với cùng kỳ và 17% so với tháng trước, đạt 57.760 tấn trong tháng 7.

Tính chung 7 tháng đầu năm 2024, sản lượng tiêu thụ HRC đạt 1,8 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ,  chủ yếu là được tiêu thụ tại thị trường trong nước với 1,2 triệu tấn (tăng 29% so với cùng kỳ. Tỷ lệ sản lượng tiêu thụ trong nước/tổng sản lượng tiêu thụ HRC đạt 68%, cao hơn mức 61% trong 7 tháng đầu năm 2023.

=>>  Xu hướng tỷ trọng sản lượng tiêu thụ HRC trong nước cao hơn xuất khẩu trong cơ cấu doanh thu. Điều này giúp giảm rủi ro đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong bối cảnh xu hướng bảo hộ đang gia tăng trên toàn cầu.

*Giá thép giảm, chủ yếu bị ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc

Do nhu cầu tại Trung Quốc thấp, giá thép tại đây giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua, với khoảng 465-470 USD/tấn đối với HRC tại thị trường trong nước. Đây là nguyên nhân dẫn đến hành vi bán phá giá trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Để giải quyết những thách thức này, HPG đưa ra giá bán HRC cho đơn hàng giao vào tháng 10/2024 ở mức 525 USD/tấn, giảm 5% so với tháng trước đó. Nếu giá HRC Trung Quốc tiếp tục giảm, tỷ suất lợi nhuận HRC của HPG có nguy cơ sẽ giảm, đặc biệt trong Q4/2024.

Do đó, công tác triển khai việc áp thuế chống bán phá giá để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước làn sóng bán phá giá của Trung Quốc là rất khẩn cấp. Thép xây dựng là động lực tăng trưởng lợi nhuận chính của HPG trong Q3/2024 nhờ được bảo hộ tốt hơn (với mức thuế chống bán phá giá gần 21%), bao gồm thuế nhập khẩu (15%) và thuế tự vệ (6%), cũng như chi phí vận chuyển cao.

 

=>> Mặc dù giá thép gần đây suy giảm, nhưng chiến lược chuyển trọng tâm sang thị trường trong nước thay vì xuất khẩu có thể giúp HPG giảm thiểu rủi ro lên tỷ suất lợi nhuận. Kỳ vọng lợi nhuận trong dài hạn của HPG vẫn sẽ tích cực nhờ có sự cải thiện về sản lượng tiêu thụ và khả năng áp thuế chống bán phá giá lên HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ và tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc trong Q4/2024. Việc áp thuế chống bán phá giá sẽ giải quyết được những thách thức ngành thép trong nước đang đối mặt, do hành vi bán phá giá của Trung Quốc.