[Cập nhật] CTCP Điện Gia Lai – GEG – Kỳ vọng giá điện tái tạo sẽ được điều chỉnh vào 2024 Đăng ngày: 09-08-2023 Lượt xem: 398
1. Kết quả kinh doanh Q2/2023
Trong quý 2, GEG báo doanh thu gần 480 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ, trong đó chiếm phần lớn là doanh thu bán điện (475 tỷ đồng, chiếm 99%). Doanh thu bán điện quý 2 tăng 7% so với cùng kỳ.
Giá vốn hàng bán (phần lớn là giá vốn bán điện) thấp hơn tới 22%, còn gần 218 tỷ đồng. Sau khi khấu trừ, Doanh nghiệp lãi gộp 262 tỷ đồng, tăng trưởng 16%.
GEG cho biết, doanh thu bán điện trong kỳ tăng lên nhờ vào việc nhà máy Điện gió Tân Phú Đông 1 (TPĐ1) đi vào vận hành từ tháng 6/2023.
Tuy nhiên khi TPĐ1 đi vào hoạt động, GEG phải ghi nhận chi phí lãi vay, đồng thời lãi suất vay vốn tăng khiến chi phí tài chính tăng mạnh, qua đó kéo lợi nhuận trong kỳ đi xuống. Cụ thể, chi phí tài chính ghi nhận tăng mạnh lên hơn 213 tỷ đồng (tăng 38%), chủ yếu vì chi phí lãi vay.
2. Tài sản
- Tiền và tương đương tiền, tiền gửi ngắn hạn, phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho, TS ngắn hạn khác không có gì đột biến.
- Tài sản cố định tăng đột biến từ 9.965 tỷ (đầu năm) lên 14.385 tỷ Q2.2023 đến từ việc ghi nhận nhà máy Tân Phú Đông 1 đi vào hoạt động.
- Tài sản dở dang dài hạn giảm từ 4.876 tỷ (đầu năm) còn 350 tỷ (q2.2023) cũng đến từ nguyên nhân này, các dự án khác bao gồm Đức Huệ 2, VPL2 đều không có sự đột biến trong xây dựng dở dang chứng tỏ các dự án này vẫn đang nằm trong giai đoạn khảo sát, lên kế hoạch, chưa đi vào triển khai xây dựng.
- Đầu tư 50 tỷ vào công ty con CTCP Năng lượng Solwind (chiếm 49.99%) mặc dù chưa có thông tin gì nhưng đây là dấu hiệu cho thấy GEG sắp có dự án hợp tác với đối tác với tỷ lệ chia sẻ 50-50, cần theo dõi trong thời gian tới.
3. Nợ
Vay ngắn hạn tăng nhẹ 4.8% từ 663 tỷ đầu năm lên 695 tỷ Q2.2023, chủ yếu đến từ nợ ngắn hạn đến hạn trả. Vay dài hạn tăng nhẹ 2% từ 9.264 tỷ đầu năm lên 9467 tỷ Q2.2023, chủ yếu đến từ khoản vay thêm VCB với lãi suất bằng lãi suất cơ sở 12 tháng + 2.6%.
=> Mặc dù cơ cấu nợ của GEG không có biến đổi nhưng về mặt lãi suất thì sẽ có sự chuyển biến, vì lãi suất được tính dựa trên lãi suất cơ sở 12 tháng + biên độ 2.6%-3%, lãi suất huy động 12 tháng từ đầu năm đến nay đã giảm trung bình 1%-1.5%, vì vậy kỳ vọng GEG sẽ tiết kiệm thêm được chi phí tài chính, và mức chi phí tài chính cả năm sẽ thấp hơn mức dự phóng (858 tỷ cho năm 2023).
4. Triển vọng kinh doanh
Ban đầu, QHĐ 8 chính thức bị chậm so với kế hoạch và được dự đoán sẽ ban hành vào 2Q23F và được phê duyệt theo dự thảo gần đây nhất vào tháng 11 năm 2022. Do Việt Nam có kế hoạch không phát triển nhiệt điện nào sau năm 2030F, RE là được coi là một giải pháp thay thế trong bối cảnh nhu cầu điện tăng cao. Cùng với khung giá mới cho các dự án NLTT chuyển tiếp, đây được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển của các nhà phát triển NLTT.
Tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp điện gió và điện mặt trời sẽ được củng cố hơn nữa nhờ sự đóng góp của các dự án TPD 1, Đức Huệ 2 và VPL 2. Đối với năng lượng gió, các dự án TPD 1 và VPL 2 ước tính sẽ lần lượt đi vào hoạt động trong 3Q23F và đầu năm 2025F. Về năng lượng mặt trời, Đức Huệ 2 dự kiến sẽ bắt đầu vận hành vào 3Q23F với giá bán điện là 1,184.9 đồng/kWh. Trong năm 2023F, lợi nhuận hoạt động (OP) sẽ tăng 26.8% n/n nhờ có thêm các dự án mới.
==> Mặc dù Tân Phú Đông 1 đã được đưa vào vận hành, nhưng vì đặc thù của vận hành điện là trong những quý đầu tiên công suất chỉ đạt từ 30%, cộng với việc giá bán điện chỉ được 50% giá FIT, nên đóng góp của Tân Phú Đông 1 vào doanh thu lợi nhuận của cả doanh nghiệp gần như chưa có trong quý 2 này. Nhưng về nguyên tắc khi đưa vào hoạt động nhà máy thì các loại chi phí lãi vay, khấu hao, chi phí vận hành đều sẽ tính vào chi phí của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến KQKD của GEG trong quý 2. Kỳ vọng nhà máy Tân Phú Đông 1 vận hành thêm công suất trong quý 3 và full công suất trong quý 4. Giá điện sẽ được EVN xem xét điều chỉnh vào năm sau, chi phí tài chính kỳ vọng giảm khi lãi suất cơ sở 12 tháng khả năng sẽ duy trì ở mức hiện tại (hoặc giảm nhẹ) từ giờ cho đến cuối năm 2023.