[Cập nhật] Báo cáo ĐHCĐ của HVN: Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận dương trong năm 2024; kế hoạch tăng vốn để xoá vốn chủ sở hữu âm trong năm 2025

[Cập nhật] Báo cáo ĐHCĐ của HVN: Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận dương trong năm 2024; kế hoạch tăng vốn để xoá vốn chủ sở hữu âm trong năm 2025

[Cập nhật] Báo cáo ĐHCĐ của HVN: Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận dương trong năm 2024; kế hoạch tăng vốn để xoá vốn chủ sở hữu âm trong năm 2025

[Cập nhật] Báo cáo ĐHCĐ của HVN: Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận dương trong năm 2024; kế hoạch tăng vốn để xoá vốn chủ sở hữu âm trong năm 2025

[Cập nhật] Báo cáo ĐHCĐ của HVN: Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận dương trong năm 2024; kế hoạch tăng vốn để xoá vốn chủ sở hữu âm trong năm 2025
Banner Quảng cáo uCustom

[Cập nhật] Báo cáo ĐHCĐ của HVN: Công ty đặt mục tiêu lợi nhuận dương trong năm 2024; kế hoạch tăng vốn để xoá vốn chủ sở hữu âm trong năm 2025

HVN đã tổ chức ĐHCĐ vào ngày 21/06. Đại hội chủ yếu tập trung vào các kế hoạch tái cơ cấu mà ban lãnh đạo của HVN kỳ vọng sẽ giúp HVN xóa VCSH âm trong năm 2025.

Đối với năm tài chính 2024, HVN đặt kế hoạch bao gồm doanh thu đạt 105,95 nghìn tỷ đồng (+13,6% YoY) và LNTT hợp nhất đạt 4,524 nghìn tỷ đồng so với mức lỗ 5,93 nghìn tỷ đồng trong năm tài chính 2023.

ĐHCĐ của HVN đã thông qua việc thay thế 1 thành viên của HĐQT, cụ thể là ông Daisuke Suzuki sẽ được thay bởi ông Hiroyuki Kometani.

Thoái vốn và tái cơ cấu công ty con: Vietnam Airlines dự kiến sẽ đẩy nhanh quá trình thoái vốn khỏi các công ty con để tối ưu hóa nguồn lực và giảm lỗ lũy kế. Trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu sẽ hoàn tất thoái vốn khỏi Công ty Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS). Ngoài ra, hãng cũng đang xúc tiến việc thoái vốn khỏi Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (Skypec) và hãng hàng không Pacific Airlines (PA). Hiện tại, PA đang phải đối mặt với các khó khăn nghiêm trọng về tài chính, đã tạm ngừng hoạt động do thiếu máy bay, và đang phối hợp với công ty mẹ (Vietnam Airlines – VNA) để duy trì Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của công ty (AOC).

Tăng vốn để bù lỗ lũy kế: Vietnam Airlines có kế hoạch tăng VCSH để cải thiện tình hình tài chính và xóa VCSH âm. Công ty đang xin phê duyệt từ các cơ quan chức năng để tăng VCSH thông qua 2 phương thức: (1) phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư và (2) phát hành quyền cho các cổ đông hiện hữu.

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB trong năm 2024 và trung hạn: Vietnam Airlines dự kiến sẽ đạt vốn đầu tư XDCB ở mức 71 tỷ đồng trong năm 2024. Hãng hàng không này cũng có kế hoạch sẽ chuẩn bị cho (1) việc đầu tư vào tổ hợp công trình dịch vụ đồng bộ tại Sân bay Quốc tế Long Thành và (2) phát triển đội bay thân hẹp, bao gồm việc tái cấu hình máy bay A321 CEO trong trung hạn.

Bảo dưỡng máy bay và giá vé: Vietnam Airlines đang phải đối mặt với các thách thức về việc bảo dưỡng máy bay do sự cố động cơ Pratt & Whitney, có khả năng sẽ kéo dài đến giữa năm 2025, làm ảnh hưởng đến công suất hoạt động. Hiện tại, 11 máy bay A321 và 4 máy bay A350 đang được bảo dưỡng. Để duy trì hoạt động, công ty đã điều chỉnh lại lịch bay và tăng hiệu suất hoạt động của máy bay. Về giá vé, Vietnam Airlines đã điều chỉnh giá vé tăng 15%-17% để bù đắp cho việc chi phí nhiên liệu và tỷ giá hối đoái tăng.