Bỏ room tín dụng – cú nới lỏng đáng mừng hay “mở cửa” cho rủi ro? Đăng ngày: 06-07-2025 Lượt xem: 30
Nếu ngân hàng là những chiếc xe chở hàng đi phân phối vốn cho nền kinh tế, thì room tín dụng chính là trạm thu phí kiểm soát lưu lượng. Mỗi năm, Nhà nước dựng lên một cái “barie” – ai được đi bao nhiêu, đi đâu, đều phải xin phép. Còn giờ đây, Chính phủ đang tính tới việc… dỡ bỏ trạm thu phí đó. Xe nào khỏe, hàng hóa đầy đủ, cứ thế chạy tự do – nghĩa là tín dụng sẽ được bơm ra thị trường linh hoạt hơn, không còn bị giới hạn cứng về mức room trần là phải bao nhiêu nữa.
Đây là tín hiệu tích cực cho ngành ngân hàng! Vì khi không bị giới hạn hành trình, ngân hàng nào có năng lực quản trị tốt sẽ được bơm tín dụng theo đúng sức mình. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ tiếp cận vốn nhanh hơn, kinh tế vận hành trơn tru hơn, thị trường tài chính cũng có thể được “tiếp nhiên liệu” đáng kể. Còn về lâu dài, Việt Nam sẽ tiến gần hơn với chuẩn quốc tế – nơi quản lý bằng rủi ro và hiệu quả, chứ không bằng trần cứng.
Nhưng vấn đề là – nếu ai cũng “đạp ga”, nhưng mà đường sá không kiểm soát, thì hàng hóa đáng lẽ phải tới nhà máy sản xuất, lại bị dồn về… khu chợ đầu cơ. Tức là dòng vốn thay vì chảy vào sản xuất kinh doanh, thì lại chảy sang bất động sản, chứng khoán, để mà đầu cơ đẩy giá lên chóng mặt, và rõ ràng điều đó không tạo ra giá trị thặng dư nên là rất dễ gây ra bong bóng tài sản. Và nếu không cẩn thận, chúng ta có thể phải đối mặt với nguy cơ lạm phát, nợ xấu và rủi ro tài chính, nó giống như một chiếc xe đang chạy quá tốc độ, dễ trượt bánh khi vào cua.
Vậy thì câu hỏi đặt ra là: khi trạm thu phí bị dỡ bỏ, nền kinh tế sẽ tăng tốc thật sự, hay chỉ là một chuyến “phóng nhanh vượt ảo”?. Vinh sẽ phân tích kỹ hơn trong bài viết sắp tới – đừng quên theo dõi để biết thị trường sẽ “vào đường cao tốc” hay “đâm phải ổ gà” nhé!
=================
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán để nhận tư vấn đầu tư: Tại Đây
Nhóm zalo cộng đồng: Tại Đây