BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THÁNG 8/2024

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THÁNG 8/2024

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THÁNG 8/2024

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THÁNG 8/2024

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THÁNG 8/2024
Banner Quảng cáo uCustom

BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM THÁNG 8/2024

 

1. Lạm phát Việt Nam ổn định

 - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 thấp hơn rất nhiều so với mức kỳ vọng ở mức 3.45%.

+ Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 9 nhóm có chỉ số giá tăng nhẹ; riêng nhóm giao thông và bưu chính viễn thông giảm giá so với tháng trước.

+ Riêng nhóm giao thông giảm 1.98% (tác động làm giảm CPI chung 0.19 điểm phần trăm), chủ yếu do: Giá dầu diezen giảm 7.05%; giá xăng trong nước giảm 5.83% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.

- Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. 

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam tám tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm trước.

2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và Dịch vụ 

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước

- Tính chung tám tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 4.148,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 10,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 8,0%).

3. Tình hình FDI vẫn được duy trì

- Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 31/8/2024 (bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đã đạt 20,52 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.

- Đánh giá của Tổng cục Thống kê, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tích cực. Đặc biệt, vốn đầu tư mới và vốn điều chỉnh tăng cả về số lượng dự án cũng như quy mô vốn đầu tư. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 8 tháng năm 2024 ước đạt 14,15 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 8 tháng trong 5 năm qua.

 - Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,66 tỷ USD, chiếm 38,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc gần 1,7 tỷ USD, chiếm 14,2%; Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) 1,41 tỷ USD, chiếm 11,7%; Nhật Bản 1,24 tỷ USD, chiếm 10,3%; Thổ Nhĩ Kỳ 731,3 triệu USD, chiếm 6,1%; Đài Loan (Trung Quốc) 660,3 triệu USD, chiếm 5,5%.

4. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP tiếp tục xu hướng tích cực

- IIP tiếp tục duy trì ở mức cao khi tăng trưởng 9.5% SVCK. Xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp tục cho đến hết năm, một số mặt hàng đang duy trì được tốc độ sản xuất cần lưu ý ở giai đoạn này bao gồm: Thép; Dệt May; Gỗ; Cao su; Hóa chất.   

- Một số mặt hàng đang cho thấy sự chậm lại theo quý: Bia; Phân bón.

 5. Đầu tư công 

- Năm 2024, tổng vốn ngân sách Nhà nước Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 677.944 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương là 245.595 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 432.348 tỷ đồng.

- Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết ước thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/8/2024 là 274.501 tỷ đồng, đạt 37,01% tổng kế hoạch, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ này thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 39,55% kế hoạch và đạt 42,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

- Riêng Bộ Giao thông vận tải, tổng kế hoạch vốn năm 2024 Bộ Giao thông vận tải được Thủ tướng Chính phủ giao là 71.284 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 8/2024, Bộ Giao thông vận tải giải ngân khoảng 35.975 tỷ đồng, đạt 50,5% kế hoạch đã được giao và cao hơn tỷ lệ chung cả nước (40,49%)

6. Chỉ số PMI ngành sản xuất giữ vũng trên ngưỡng 50 điểm

- Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 52,4 điểm trong tháng 8, giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý 3. Các điều kiện hoạt động đã cải thiện hơn trong suốt năm tháng qua.

7. Tình hình xuất nhập khẩu tăng trưởng tích cực 

- Cán cân thương mại hàng hóa tháng Tám sơ bộ xuất siêu 4,53 tỷ USD. Tính chung tám tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 19,07 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu  19,9 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 34,77 tỷ USD.

8. Tổng kết

- Tất cả những số vĩ mô như: Lạm phát – Tiêu dùng – Đầu tư tư nhân; Đầu tư chính phủ – Chuỗi giá trị Sản Xuất - Xuất khẩu đều cho thấy nền Kinh Tế Việt Nam đang trên đà phục hồi rất  mạnh mẽ. Đặc biệt là PMI duy trì trên 50 trong 5 tháng liên tục, có những tháng lên tới gần 54 điểm cho thấy giới chủ doanh nghiệp rất tự tin vào nền kinh tế, sức tiêu thụ cũng như đơn hàng sắp tới.

 Điểm đáng chú ý ở thời điểm hiện tại là đâu đó sẽ có những nhóm hàng hóa, dịch vụ, ngành đang cho thấy sự chậm lại do bản chất nền kinh tế đã phục hồi bắt đầu từ Q3 năm ngoái. Cụ thể như: nhóm bán lẻ (+8% SVCK thay vì 9%); Sản lượng sản xuất phân bón cũng chậm lại (-3% MoM)…

=>> Bức tranh kinh tế Việt Nam 8 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực, nền kinh tế phục hồi ngày càng rõ nét sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất trở lại kéo theo thị trường lao động không còn trầm lắng. Đặc biệt là ở khu vực Sản Xuất Hàng Dệt May, một ngành vốn sử dụng lao động rất nhiều sẽ kéo theo chuỗi giá trị phía sau bao gồm: Dịch vụ - Đi lại – Tiêu dùng và thị trường tiền tệ dần nới lỏng, dễ thở sẽ là kỳ vọng có ở những tháng cuối năm.