3 nhóm ngành “đón sóng” sau Công điện 78: Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất?

3 nhóm ngành “đón sóng” sau Công điện 78: Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất?

3 nhóm ngành “đón sóng” sau Công điện 78: Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất?

3 nhóm ngành “đón sóng” sau Công điện 78: Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất?

3 nhóm ngành “đón sóng” sau Công điện 78: Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất?
Banner Quảng cáo uCustom

3 nhóm ngành “đón sóng” sau Công điện 78: Ai sẽ hưởng lợi lớn nhất?

Dựa trên Công điện số 78/CD-TTg ngày 29/5/2025, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính xây dựng sẽ tác động mạnh đến 3 nhóm ngành:

1. Ngành bất động sản và phát triển nhà ở

Tác động: Rút ngắn quy trình pháp lý – giảm chi phí tài chính – đẩy nhanh chu kỳ dự án

Giảm thời gian thực hiện các thủ tục thẩm định dự án, phê duyệt thiết kế, cấp phép xây dựng giúp doanh nghiệp bất động sản tiết kiệm được chi phí tài chính, lãi vay, chi phí cơ hội.

Gỡ "nút thắt" pháp lý đang khiến hàng loạt dự án nhà ở bị đình trệ hoặc không thể triển khai, nhất là tại TP.HCM và Hà Nội.

Tạo điều kiện để nhiều dự án phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ sớm được cấp phép, khởi công.

Ví dụ điển hình: Dự án Aqua City của Novaland (NVL) từng bị đình trệ do vướng quy hoạch phân khu 1/5000 của tỉnh ĐN, nhưng nhờ tháo gỡ thủ tục, từ đầu 2025 đang dần được khởi động lại.

Hưởng lợi: những doanh nghiệp có tỷ trọng HTK lớn, được gỡ vướng để triển khai xây dựng

2. Ngành xây dựng, kiến trúc – kỹ thuật, vật liệu xây dựng

Tác động: Tăng đơn hàng – tăng tốc độ thi công – hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ

Rút gọn các bước hành chính sẽ giúp các dự án khởi công nhanh hơn, kích thích nhu cầu xây lắp, từ đó tăng đơn hàng cho doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu, đơn vị thiết kế kỹ thuật.

Hưởng lợi: những doanh nghiệp có giá trị backlog lớn.

3. Nhóm ngành tài chính – ngân hàng – đầu tư

Tác động: Dòng vốn luân chuyển nhanh hơn – giảm rủi ro tồn đọng vốn

Tín dụng dành cho ngành BĐS-XD chiếm đến gần 25% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống, các dự án bất động sản triển khai nhanh giúp dòng vốn tín dụng, vốn đầu tư tư nhân luân chuyển nhanh hơn, làm tăng hiệu suất sử dụng vốn.

Giảm rủi ro cho các ngân hàng đang "kẹt vốn" tại các dự án chậm triển khai.

Hưởng lợi: những doanh nghiệp cho vay tỷ trọng BĐS cao.